Giống với loài cá Mún, cá bảy màu. Thì cá Kiếm (cá đuôi kiếm) là một loại cá cảnh dễ nuôi. Có lẽ, nó đem lại sự ấn tượng cho người nuôi, bởi cái đuôi nhọn và dài của nó. Hãy cùng tìm hiểu một vài lưu ý khi nuôi cá kiếm nha.
Tổng quan về cá kiếm
- Cá kiếm đỏ (tên khoa học: Xiphophorus hellerii) là một loại cá nước ngọt. Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.
- Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.
- Thuộc họ cá khổng tước trong bộ Cyprinodontiformes. Xuất xứ từ Bắc Mỹ và Trung Mỹ, trải từ Veracruz, Mexico cho đến Tây Bắc Honduras.
- Khi nhìn thấy loại cá này, bạn ấn tượng bởi điều gì? Cái đuôi của chúng thực chất chỉ là vật trang trí. Và là một đặc điểm nổi bật để con cái lựa chọn con đực.
- Trong tự nhiên cá kiếm sinh sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi. Là những nơi có nguồn nước ngọt hơi có tình kiềm một chút (pH: 7,0 – 8,3)
- Cá kiếm có màu đỏ, dài gần gấp 3 lần chú cá Hòa lan khi trưởng thành. Chiều dài đuôi có thể đạt 12-16cm. Cá thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh. Và có không gian rộng, vì anh bạn này khá tinh nghịch và linh hoạt.
Đặc điểm sinh học của cá đuôi kiếm:
- Chiều dài cá: 12-16cm
- Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi..
- Nhiệt độ nước: 18 – 28oC
- Độ cứng nước (dH) 9-25
- Độ pH: 7,0 – 8,3
- Tính ăn: là động vật ăn tạp
- Có thể sống ở mọi tầng nước
- Tập tính sinh sản: Đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm
- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
- Hình thức nuôi: Ghép
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Trung bình
- Mức độ sục khí: Trung bình
- Chiều dài bể: 80cm
- Thiết kế bể: Như đã nói qua ở trên, nên thiết kế nhiều cây thủy sinh trong bể. Và có không gian rộng, vì cá hoạt động khá tích cực. Cá đực đôi khi còn hay đánh nhau.
- Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.
- Thức ăn: vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên. Thế mới nói anh bạn này ăn tạp. Hehe.
Cho cá kiếm ăn thế nào?
- Thả rong, bèo: Tùy vào kích thước hồ cá, mà thả từ 1-2 cọng bèo cái. Đây cũng là 1 dạng cỏ thủy sinh, nên sinh sản rất nhanh. Hồ cá lớn thì thả nhiều hơn, cũng một phần làm thức ăn cho cá luôn.
- Trị bệnh cho cá kiếm: Cá kiếm rất khỏe, dễ nuôi, và ít bệnh. Ưa thích môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axit, thì cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm. Lúc này cần thay nước (nước mới đã để ngoài không khí 3 ngày) Và thêm một chút muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.
- Thức ăn: Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp, và thức ăn tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun,… Hơn nữa, chúng không kén ăn, nhưng nên cung cấp nguồn thức ăn cân bằng. Một chế độ ăn uống kết hợp sản phẩm tươi và khô.
- Hàng ngày, cho chúng ăn ít một, và chia làm nhiều bữa nhỏ. Bạn cũng có thể đem ruột bánh mì phơi nắng. Sau đó bóp nguyễn cho cá ăn. Nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều nha.
- Tham khảo thêm một số mẫu bể cá thủy sinh đẹp
Hy vọng với một vài thông tin trên, sẽ giúp bạn nuôi những chú cá kiếm được dễ dàng hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.