CÂY THỦY SINH

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Để có 1 bể cá đẹp, thì cây thủy sinh là thứ không thể thiếu bóng. Nhưng cây thủy sinh là gì? Khi mới bắt đầu trồng có cần lưu ý gì không? Hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé.
Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh (hay còn gọi là thực vật thủy sinh hoặc thực vật sống dưới nước) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn.

Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh. Đó là độ sâu và chu kỳ lũ. Tuy nhiên, các nhân tố khác cũng có thể được xem là kiểm soát sự phân tán. Và phát triển của chúng như chất dinh dưỡng, độ mặn và dao động sóng nước.
Phân loại cây thủy sinh:
Điều kiện nước: thực vật nước ngọt, thực vật nước mặn
Vị trí tầng nước: Thực vật thủy sinh nổi, thực vật thủy sinh trong nước.

Phân loại cây thủy sinh theo cấp độ:
Cây thủy sinh cấp độ I (loại này khá dễ trồng)

Cỏ Thìa (Sagittaria subulata)

Có thể phát triển mạnh, hơn thế nữa còn phát triển tốt. Dù là ở nơi có ánh sáng yếu.
Không cần thiết phải cung cấp CO2, nhưng vẫn nên vì đảm bảo sự tăng trưởng của cây.

Anubias barteri var. nana – hay còn gọi là ráy lá nhỏ

Thời gian chăm sóc ít vì cây phát triển chậm.
Một số loại thuộc cấp độ I như: Ráy lá nhỏ (Anubias barteri var. nana), Lệ Nhi (Bacopa caroliniana), Cỏ Thìa (Sagittaria subulata)…

Lệ Nhi (Bacopa caroliniana)
Cây thủy sinh cấp độ II (tương đối dễ trồng)

Những dòng cây thủy sinh này cần tối thiểu 0.5watt/lít nước để phát triển

Cỏ Đỏ – Echinodorus tenellus

Cung cấp CO2 sẽ giúp cây phát triển tốt hơn với màu sắc và mật độ
Mỗi tuần mất khoảng 30-60 phút để chăm sóc, tùy vào sự phát triển của cây.

Rau Má Hương – Hydrocotyle tripartita

Đất nền và phân nước bắt buộc. Sử dụng loại phân bón đặc biệt.
Một số loại thuộc cấp độ II như: Cỏ Đỏ (Echinodorus tenellus), Rau Má Hương (Hydrocotyle tripartita), Cỏ Bợ (Marsilea hirsuta)…

Cỏ Bợ – Marsilea hirsuta
Cây thủy sinh cấp độ III (tương đối khó trồng)

Cần tối thiểu 1 watt/lít nước, nhiều hơn thì càng tốt để phát triển mạnh.

Cỏ giấy – Utricularia graminifolia

Cung cấp CO2 liên tục
Thời gian chăm sóc từ 1-2 giờ hàng tuần. Trong quá trình tăng trưởng có thể gây ra vài khó khăn
Đất nền, phân nước, phân đặc biệt là bắt buộc.

Trân Châu Nhật – Glossostigma elatinoides

Một số loại cây cấp độ III như: Cỏ Giấy (Utricularia graminifolia), Trân Châu Nhật (Glossostigma elatinoides). Trân Châu Cuba (Hemianthus callitrichoides ‘Cuba’)…

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về cây thủy sinh là gì? Cũng như các loại cấp độ của cây thủy sinh. Để lưu ý chọn lựa trước khi quyết định nuôi chúng.