Cá mún là loại cá cảnh dễ nuôi và khỏe mạnh. Với màu sắc đa dạng, được kết hợp giữa đỏ, vàng cam, và đen. Nhưng cá mún đỏ vẫn là phổ biến nhất, bạn biết gì về những người bạn này? Hãy cùng tìm hiểu nha.
Tổng quan về cá Mún
- Tên khoa học: Xiphophorus spp
- Bộ: Thuộc bộ cá sóc (Cyprinodontiformes)
- Họ: cá khổng tước (Poeciliidae)
- Thuộc loài: Xiphophorus maculatus, Xiphophorus variatus, Xiphophorus xiphidium (cá Hòa Lan trên thị trường rất hiếm gặp dạng cá thuần chủng)
- Tên gọi khác: Hột Lựu, Hòa Lan, Mún Lùn, Hồng Mi (nhiều tên dễ sợ)
- Tên tiếng anh khác: Variable platy; Sunset platy; Red balloon platy.
Đặc điểm sinh học của cá Mún
Đây là giống cá nhân tạo, được lai giống từ cá kiếm đỏ, và cá mún thường.
- Tập trung phân bố tại Mexico và trung Mỹ
- Chiều dài cá khoảng 6-9 cm khi trưởng thành
- Nhiệt độ nước: 18-25oC
- Độ hH: 15 – 30
- Độ pH: 7,0 – 8,3
- Tính ăn: Ăn tạp và có thể sống ở mọi tầng nước.
- Sinh sản: Hình thức đẻ con, mắn đẻ và khá dễ sinh sản.
Đối với bể nuôi cá Mún
- thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Trung bình
- Độ sục khí: Trung bình
- Có thể nuôi cùng các loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn.
Một vài lưu ý khi nuôi cá mún
Tuy là cũng dễ nuôi, nhưng vẫn cần lưu ý một vài đặc điểm sau:
- Khi thay nước, không nên thay hết nước của bể cá. Mà giữ lại một phần, để cá không bị sốc nước.
- Khi mua cá về, bạn có thể cho cả túi vào bể khoảng 15-20’. Cho cá quen dần với môi trường nước mới đã.
- Đặc biệt là mùa đông, khi thay nước của bể. Phải chú ý nhiệt độ nước tương đương với nhiệt độ bên ngoài. Tránh để chênh lệch quá nhiều.
- Bể nuôi cá mún phải đủ lớn. Và có hệ thông lọc hiệu quả, giúp môi trường nước luôn trong sạch. Đẹp và giảm các mầm bệnh phát triển.
- Đây là 1 loài cá ăn tạp, và rất dễ nuôi. Bạn có thể cho cá ăn thực phẩm dạng viên. Cũng có thể cho chúng ăn các loại ấu trùng nhỏ: Loăng quăng, trùng chỉ, giáp xác,..
- Khi cho cá ăn, thì quan sát xem chúng ăn hết bao nhiêu thức ăn. Từ lần sau chỉ cần cho 70%, không nên cho ăn quá nhiều. Sẽ khiến chúng bị bội thực.
Khi nào cá Mún đẻ?
- Đây là một loại cá ấp trứng trong bụng, sau đó sẽ đẻ thành con. Cá rất mắn đẻ, 1 năm đẻ từ 2-3 lứa. Mỗi lứa từ 20 đến 50 con.
- Khi chuẩn bị bể (thể tích khoảng 10-20l) cho cá đẻ. Cá trong bể khi chửa to thì có thể vớt ra bể riêng này. Thay 2/3 nước mới và có thể thả một vài cuộn rong. Hoặc một vài nhánh cây thủy sinh.
- Sau khi cá đẻ, thì lại vớt cá mẹ sang bể khách. Và để cá con lại cho ăn và chăm sóc đến khi cá lớn. Vì sao lại phải tách riêng chúng ra, để tránh cá lớn tưởng đây là thức ăn. Và cá nhỏ sức đề kháng còn yếu, không nên thay đổi môi trường đột ngột.
- Đặt bể cá ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp. Dưới đáy bể rải một lớp cát sẫm màu. Không nên dùng loại có màu sắc sặc sỡ.
Cá Mún Panda
- Hình dáng: cơ thể thon dài và dẹp, 2 vây bụng chia làm hai tia dài dạng sợi. Vây lưng nằm trên một nền cong ở phía lưng. Vây hậu môn thì ngược lại nằm trên một phần trước của bụng.
- Khác với cá Mún đỏ, kích thước lớn nhất chỉ 6cm.
- Màu sắc: Đầu và thân trắng, đuôi màu đen
- Độ pH: 6,0 – 7,0
- Nhiệt độ: từ 25 – 30oC
- Thức ăn: cám, rêu tóc, rêu đen
Một vài lưu ý về cá Mún Panda:
- Khi đạt được nhiệt độ, độ pH hay nuôi chúng đúng cách. Chúng sẽ khỏe và sống rất dai.
- Anh chàng “panda” này hay ăn rêu hại. Nhưng nếu bỏ đói thường xuyên, sẽ ăn luôn cả rêu có lợi =))
- Cần vệ sinh bể thủy sinh thường xuyên. Vì cá mún panda dễ bị nấm trắng.
- Chúng sẽ nhảy ra khỏi hồ, nếu môi trường nước không phù hợp.
Hy vọng với một vài thông tin này, sẽ khiến việc nuôi cá Mún của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn băn khoăn gì trong quá trình nuôi. Hãy đến với bể cá Hoàng Gia tại địa chỉ: số 30/38 ngõ 89 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội. Hoặc gọi theo số hotline: 098 298 4898 để được tư vấn trực tiếp nha.
Tham khảo thêm một số mẫu: bể cá thủy sinh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.