Cùng tìm hiểu về các loại cá ăn rêu nha. Vì đây sẽ là một giải pháp khá hiệu quả giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các loại rêu tảo có hại. Chẳng ai lại thích bể cá nhà mình bị những “anh bạn” rêu tảo bám vào đâu đúng không?
Cá tỳ bà que – cá ăn rêu chùm đen
Cá tỳ bà que là cái tên đầu tên góp mặt trong danh sách các loại cá ăn rêu. Nghe tên thì có lẽ đã hình dung ra được cậu bạn này. Mảnh khảnh, và khá lạ mắt. Đây là cá ăn rêu tảo da trơn. Còn có biệt danh khác là Whiptail cá da trơn. Chúng có chiều dài trung bình 10-20cm với một cơ thể màu nâu.
Loại cá này ăn hết các loài rêu tảo. Nhưng để chúng tốt hơn, hãy bổ sung thêm tảo dạng viên nén Spirulina vài lần một tuần.
Chúng có thể sống chung với một vài loài cá khác như dòng cá Tetras, cá bút chì, cá họ Rashoras…
Khi nuôi loại cá này, không nên để môi trường nước quá cứng. Chúng sẽ không sống được.
Cá bút chì – cá diệt rêu trong hồ thủy sinh
Với sự nhiệt tình vốn có, vận động viên bơi lội mạnh mẽ, khả năng nhảy khỏe =)) Và có thể đạt đến 14cm khi trưởng thành. Chúng là một loại cá “phàm ăn” bởi đây không chỉ nằm trong danh sách các loại cá ăn rêu. Mà chúng còn ăn cả đồ trang trí, ăn rau, thực phẩm khô hay thậm chí cả đồ ăn tươi sống.
Một trong những món ăn yêu thích đó chính là giun dẹp. Loài cá này có tính cạnh tranh về lãnh thổ, nên chỉ nên lựa chọn nuôi 1-5 con trong một bể chứa thôi nha.
Chúng cần nhiều oxy trong nước, hãy giữ sao cho độ pH của nước dưới 7, và nhiệt độ khoảng 25oC. Và bể nuôi chúng cần phải rộng, và cần phải có nắp đậy nha. Không chúng sẽ dễ dàng nhảy ra ngoài đó.
Cá lau kính – một trong các loại cá ăn rêu
Loại khá phổ biến và có sẵn trên thị trường. Khi nhìn thấy chúng, bạn sẽ bị ấn tượng với cái đầu lớn, mũi dẹp và có thân hình hơi mập mạp một chút. Chiều dài cơ thể có thể đạt từ 10-15 cm.
Là loài ăn tạp, nếu ăn hết rêu trong bề. Chúng có thể chuyển sang ăn các loại lá mềm trong bể thủy sinh của bạn.
Giữ mực nước nhiều oxy, và cần làm nền bể với những vật liệu phù hợp. Với một vài cục đá đen ở đáy hồ. Để việc tìm thức ăn của chúng dễ dàng hơn.
Tép Amano
Mặc dù bảo tiêu đề là các loại cá ăn rêu. Nhưng nếu không đề cập đến anh bạn này, thì là một sự thiếu sót. Tép Amano là một loại ăn rêu tảo khá tích cực. Không chỉ rêu tảo, mà còn những cành cây mục đã chết và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.
Dù kích thước nhỏ chỉ từ 3-5cm, nhưng điều này không làm giảm năng suất của chúng. Bởi chúng không thể cưỡng lại vẻ đẹp của màu xanh lá cây và màu xanh của rêu tảo.
Số lượng tép thích hợp để nuôi là 3 bạn trở lên. Và hãy cẩn thận khi thêm phân bón cho cây thủy sinh, điều này sẽ làm hại đến những chú tép. Tép Amano thích hợp khi nuôi chung với những loại cá nhỏ. Hiền lành, nhưng hoạt động nhanh nhẹn để không làm mồi cho chúng.
Ốc xoắn dẹt cỡ trung (Ramshorn snails)
Lại thêm một loại dù không phải cá. Nhưng hiệu quả trong việc ăn rêu thì không thể bàn cãi. Chúng có thể đạt kích thước lên đến 2cm, có màu nâu hoặc đỏ.
Chúng tập trung ăn các cây rêu tảo bao phủ trên đá bể. Trên kính hồ cá và các đồ trang trí khác. Ốc ramshorn sẽ không bỏ qua mảnh vụn, trứng cá và thức ăn thừa.
Thế là anh bạn này phần nào giúp cho việc làm sạch kính bể cá nhà bạn đấy chứ nhỉ?
Hãy giữ cho độ pH được trên 7, để đảm bảo đủ canxi giúp chúng tăng trưởng và bảo trì vỏ của mình nha.
Ốc Nerita
Chúng được biết đến với mẫu vỏ sắc màu, có xọc vằn. Kích thước rơi vào khoảng 3cm khi phát triển đầy đủ.
Chúng là loài ăn rêu tảo tuyệt vời. Chúng có thể ăn tảo rêu có hại bám trên kính, trên lá cây và các loại dương xỉ. Giữ độ pH trên 7 để ốc có thể phát triển khỏe mạnh. Và nhớ đậy nắp bể thật chặt nha, vì chúng có thể trèo ra ngoài đó.
Ốc kèn Mã Lai (Malaysia Trumpet Snail)
Những chú ốc này không bao giờ lớn quá 2cm, và lại thêm một loại ăn tạp nữa. Chúng ăn mọi thứ, và không gây tổn hại cho các thảm thực vật.
Ban ngày, chúng sẽ sống “ẩn dật” dưới lớp nền, hoặc dưới sỏi. Ban đêm sẽ là lúc chúng ăn trên bề mặt thủy sinh.
Nếu muốn nhìn thấy chúng ăn, bạn sẽ phải nhìn rất gần. Những chú ốc này rất nhạy cảm với nước bẩn, ô nhiễm. Và khi đó, chúng bò lên các mặt kính để sinh tồn.
Trên đây là một số loài cá, tép, ốc ăn rêu hại. Khi kết hợp những sinh vật này trong bể, bạn sẽ kiểm soát được lượng rêu tảo, cũng như không cần quan tâm quá nhiều về cách diệt tảo xanh trong hồ cá nữa rồi nhỉ?