Xác định chơi bể cá treo tường hay âm tường thì bạn chấp nhận sự vất vả khi thay nước. Do vậy, ai cũng khá là ngại và muốn tìm cách nào đó để hạn chế việc làm này ít nhất. Liệu có hay không? Hãy áp dụng 1 trong 5 cách làm trong nước bể cá bá đạo sau đây. Hoặc có thể kết hợp một vài cách với nhau.
Đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ
Nguyên nhân khiến bể cá bị đục thường là:
- Chất lượng nước thay vào bể cá cảnh kém. Nước từ giếng hoặc nước máy có chất lượng không được tốt, bị đục. Đặc biệt là đối với những giếng đào tại những nơi thổ nhưỡng không được tốt. Khi bơm lên sẽ lẫn cả bùn đất.
- Sử dụng bể cá cảnh mới làm chưa được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn vẫn còn đọng lại trong bể.
- Chất thải từ cá quá nhiều.
- Bể cá chưa có hệ thống lọc nước hoặc hệ thống lọc chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
- Thức ăn tồn đọng vì mỗi lần cho ăn thừa thãi.
- Tảo, rêu, nấm độc hại phát triển trong nước
- Bệnh dịch, nấm từ cá.
1/ Cách làm trong nước bể cá bằng lọc đáy
Làm hệ thống lọc đáy bể cá là một việc hầu như hiện nay khách hàng nào cũng áp dụng. Dù cho đó là bể lớn hay bể nhỏ. Điều này tự khẳng định được rằng cách làm này rất hiệu quả trong việc lọc nước.
Cách làm hệ thống lọc đáy vui lòng tham khảo tại đây
Ưu điểm của cách làm trong nước bể cá bằng lọc đáy này là:
- Loại bỏ được hết những cặn bẩn như thức ăn thừa, phân cá dưới đáy bể.
- Liên tục lọc nước và bù lại nước sạch vào trong bể.
- Giảm số lần cần thay nước cho bể nuôi cá.
- Độ bền và ổn định cao
Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng được khi có nguồn điện cấp vào.
- Phải lắp thêm đường nước, đầu hút – thổi trong bể.
- Không áp dụng được cho bể hải sản vì nước mặn
Tuy nhược điểm của nó khá rõ rệt. Nhưng theo như bể cá Hoàng Gia thì những mặt bất lợi ấy giờ đây ít khi xảy ra. Nguồn điện ổn định, thêm 1 -2 đầu hút đẩy vào bể không phải là vấn đề quá lớn. Chỉ riêng bể nuôi hải sản thì chúng ta cần dùng loại khác để làm trong nước mà thôi.
2/ Thuốc xử lý nước hồ cá
Cách làm trong nước hồ cá thứ 2 mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là dùng thuốc thả vào nước. Chắc chắn thuốc này chỉ có tác dụng phản ứng với nước chứ không hề ảnh hưởng đến cá nuôi trong bể. Chúng ta có thể điểm danh một số cái tên đó là:
- Thuốc làm trong nước: Jindi, Seachem clarity…. Giá thành loại này khá rẻ.
- Men vi sinh xử lý hữu cơ và kiểm soát tảo mọc.
- Thuốc khử Clo, NH3….
Những loại này sẽ được áp dụng riêng cho từng nguyên nhân khiến bể cá cảnh nhà bạn bị đục nước. Nó đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cá và thủy sinh được nuôi bên trong. Giúp cải thiện rõ rệt nguồn nước nhà bạn.
Cách làm:
Đầu tiên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng xem tỷ lệ pha giữa thuốc và nước là bao nhiêu. Tính toán lượng nước có trong bể để lấy ra thể tích thuốc sao cho đủ. Riêng sử dụng thuốc nên tránh việc dùng thừa mọi người nhé. Nó tuy không độc hại nhưng cũng không tốt gì cho cá.
Đổ đều hoặc pha loãng bớt với một ca nước. Sau đó đưa vào trong bể nước (Có thể vớt hoặc không vớt cá ra ngoài). Đợi khoảng 15 phút đến 20 phút là bạn sẽ thấy nước trong bể đã sạch và trong trở lại.
3/ Trồng các loại thủy sinh cải thiện chất lượng nước
Rất nhiều loại cây thủy sinh có khả năng lọc nước, phân hủy hữu cơ trong nước cho bể nhà bạn.
Bởi nhìn vào những nguyên nhân gây đục nước ở trên. Phần lớn thuộc về tình trạng cho ăn dư thừa thực ăn, cá thải phân ra nước, tảo rêu phát triển nhanh và mạnh… Những nguyên do này thì có rất nhiều cây thủy sinh có thể khắc phục được bởi:
- Phân và thức ăn thừa khi rơi xuống đáy bể có trồng thủy sinh thì sẽ là thức ăn cho cây.
- Nhiều cây thủy sinh có khả năng hạn chế tảo – rêu phát triển như: rong đuôi chuồn, bèo nhật, súng, thủy trúc…
- Ngoài ra, cây thủy sinh còn giúp tăng lượng oxy và tạo bọt khí. Tạo môi trường sống tốt cho cá, giúp nó tăng miễn dịch – tránh bệnh tật tốt hơn.
- Lọc các hóa chất trong bể
Một số cây thủy sinh bạn có thể trồng như là cách làm trong nước bể cá đó là:
- Trân châu Cuba
- Cây la hán xanh
- Hẹ thẳng
- Anubias hoặc Java Ferns
- Thủy trúc
4/ Dùng đèn chiếu tia UV
Tia UV là một dạng tia có khả năng diệt khuẩn, diệt tảo và nấm cực hữu hiệu. Nó không chỉ tác dụng khi chiếu khô mà ngay cả dưới nước cũng phát huy tác dụng đó. Do vậy, nếu bạn muốn làm trong hồ nước đang bị nhiễm tảo – nấm hoặc nhiều vi khuẩn. Cách này sẽ làm hài lòng bạn nhất.
Ngoài ra, tia UV chiếu theo thời gian hợp lý còn giúp cá khỏe hơn, xương cứng cáp, da miễn dịch tốt hơn rất nhiều.
Đèn chiếu tia UV đang bán trên thị trường rất nhiều, với mức giá khác nhau. Bạn nên lựa chọn cho mình một sản phẩm chất lượng và giá thành phù hợp. Chúng tôi chỉ khuyên bạn dựa trên thể tích nước trong bể mà mua công suất cho hợp lý. Không nên ham công suất lớn quá có thể làm bỏng cá.
Trên thị trường hiện nay có các loại từ 5w, 7w, 9w, 11w… Nếu bể rộng nên chọn lắp nhiều đèn chiếu tia UV vào nhiều vị trí nhé.
Cách tương tự có thể dùng đèn sưởi để giữ nhiệt độ tốt. Làm suy giảm khả năng phát triển của vi khuẩn hay tảo ở mức nhiệt độ đó. Vì vi khuẩn và tảo thường khó sống tốt với điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên cần tính toán đặt đèn chiếu sưởi cho hợp lý.
5/ Áp dụng lịch vệ sinh bể cá định kỳ
Thường các loại bể cá kinh thông dụng như hiện nay. Khi bị bẩn rất hay bị bám ở thành và đáy. Nên nhiều khi chỉ bị bẩn ít thôi mà đã làm cho ta cảm thấy mù mịt rồi. Những trường hợp đơn giản như thế này bạn cũng không cần phải thay nước hay áp dụng những biện pháp liên quan đến thuốc…
Chỉ đơn giản, bạn sử dụng một số biện pháp lau sạch bể cá. Hoặc kết hợp thêm dùng dụng cụ cầm tay hút cặn đáy bể nữa mà thôi.
Chi tiết cách làm sạch kính bể cá
Bạn xem qua bài viết này nhé. Bởi bài này cũng đã dài rồi mà cho thêm một đống những cách làm sạch kính nữa thì bạn cũng không muốn đọc thêm. Còn nếu bạn quan tâm thì cứ click vào là đọc thôi.
Trên đây là 5 cách làm trong nước bể cá không cần thay vô cùng hiệu quả. Về phương pháp lâu dài thì mình đánh giá cách làm lọc và nuôi thủy sinh là ok nhất. Hoặc bạn có thể thả một vài con cá dọn bể vào cũng mang lại hiệu quả về chất làm đục là hữu cơ.
Còn về những cách còn lại sẽ là biện pháp giúp bạn xử lý tức thời.
Chúc các bạn thành công. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ bể cá Hoàng Gia: 0982.98.48.98