Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Nước máy hiện nay chúng ta đang dùng để sinh hoạt không phải là một nguồn nước lý tưởng cho cá cảnh nuôi. Bởi nó nhiễm nhiều tạp chất rắn, tạp chất tan trong nước và nhiều độc tố hóa học…. Cần biết cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh trước khi bơm vào bể nuôi.

Làm như vậy, cá của bạn sẽ ít bị nhiễm bệnh. Bể nuôi cũng sạch sẽ về vi khuẩn, rêu – tảo – nấm gây hại hơn. Giảm thiểu tình trạng nước hồ cá bị đục trắng…. Nhưng trước tiên, chúng ta cần biết những thành phần không tốt cho cá cảnh nuôi ở nguồn nước máy gồm chủ yếu những gì?

nguồn nước máy

Thành phần không tốt chính của nước máy

Trong nước máy, nó chủ yếu gồm 3 thành phần gây hại đó là:

  • Chất rắn lơ lửng trong nước
  • Vi khuẩn – vi trùng.
  • Các chất hòa tan trong nước

1/ Chất rắn lơ lửng

Đây là nhóm chất rắn như: sắt, vôi, kẽm, chì, bụi… với hình dạng cực bé. Tuy nhiên, nó có đặc điểm nổi bật là không tan vào trong nước mà cứ trôi nổi trong nước gây đục nước.

nước nhiễm phèn

Quan trọng hơn cả, đây thường là những chất rắn khó phân hủy. Nếu cá của bạn liên tục đưa vào cơ thể sẽ dễ gặp các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Tuổi thọ của cá sẽ không được dài. Nhiễm bệnh và lây bệnh trên diện rộng. Do đó cần phải loại bỏ nó. Các loại chất này mang theo rất nhiều thành phần hóa học không tốt như:

Asen hay còn được gọi là thạch tín

Một chất độc ngày xưa hay dùng để hạ độc. Nó được tích lũy do nước chảy qua các lớp đất đá chứa asen dưới lòng đất. Loại này không màu, không mùi, không vị. Nó không được phân hủy nên tích tụ dần dần cho bất kỳ loại cơ thể nào uống nó vào người.

Flour – Clour

Hai chất giúp khử trùng trong nước máy hiện nay. Khi sử dụng trực tiếp nước máy mới. Clo và Flo sẽ chưa bay đi nên cũng rất nguy hiểm.

nước chứa cặn bẩn

Chắc chắn mọi người ai cũng đã học về tính chất ăn mòn và diệt trùng mạnh của 2 loại chất này. Nó là thành phần chính tạo ra Florua và Clorua, 2 chất độc mà không độc. Ở hàm lượng từ 1mg – 1,5mg/lit thì nó sẽ có lợi cho việc diệt khuẩn. Nhưng ở mức quá 4mg/lit thì nó lại diệt được cả cơ thể của con người. Như vậy, cá mà gặp phải nguồn nước này sẽ chết ngay lập tức.

Thủy ngân – chì

Đây là 2 chất độc mà chúng ta nên xếp nó vào hàng top trên cao. Nó không tan trong nước, chỉ cần tiếp xúc thôi có thể gây nguy hiểm đến cá. Lượng cực nhỏ cũng khiến cá không có thể sinh sản hay phát triển mạnh được.

cách diệt tảo xanh trong hồ cá

Ngoài ra, trong nước còn có crom, natri… cũng là những chất gây nguy hại nếu bạn cho nguồn nước chưa xử lý vào bể cá cảnh treo tường.

2/ Chất rắn hòa tan

Là những chất dễ hòa tan vào trong nước. Khiến chúng ta không thể lọc đơn giản như các chất rắn không hòa tan. Cần phải sử dụng các biện pháp lọc thẩm thấu hai chiều mới loại bỏ được. Chúng ta sẽ xem cách xử ký nước máy để nuôi cá cảnh cho nhóm chất này bên dưới.

3/ Vi khuẩn – vi trùng

Có rất nhiều nguyên nhân để tạo ra vi khuẩn hay vi trùng trong nguồn nước. Có thể nước chảy qua khu đất bị ô nhiễm, xác động thực vật chết nhiễm bệnh… Khiến cho nguồn nước máy dễ bị nhiễm khuẩn. Chúng ta không đo đếm được bằng mắt. Mà phải dùng những máy đo chuyên nghiệp phân tích.

cách diệt tảo xanh trong hồ cá

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

1/ Cách khử clo trong nước máy

Trong nước máy, điều ai cũng quan tâm nhất là mùi clo và flo khử khuẩn. Có thể những chất rắn kia dễ dàng lọc bởi màng lọc. Nhưng clo và flo thì lại không làm thế được.

cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Có rất nhiều cách để bạn khử clo hay flo đơn giản gồm:

  • Trữ nước máy vào một thùng – chậu hoặc bể không. Phơi nắng trong vài ba ngày.
  • Dùng chất khử clo chuyên dụng (có loại bột, có loại nước).
  • Nếu đã nuôi cá rồi có thể dùng viên C sủi để xục bỏ clo ra khỏi nước. Cách này không làm mất đi lượng ô xy nhưng hay khiến cá bị ngợp. Chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết với liều lượng vừa phải.

2/ Cách loại bỏ các chất rắn trong nước khi đưa vào bể cá

Bạn có thể sử dụng các loại lọc bể hoặc làm lọc tràn cho nước trước khi đưa vào bể. Bởi các loại chất rắn không hòa tan trong nước sẽ có kích thước lớn hơn. Chúng ta dễ sử dụng các loại lọc thô để giữ chúng lại trước khi đưa nước vào bể cá âm tường. (Bể âm tường thường khó thay đổi nguồn nước hơn các loại bể khác).

Với cách này, các loại như bụi, sắt, đá vôi, chì… sẽ bị loại bỏ ngay lập tức

3/ Loại bỏ vi khuẩn và vi trùng

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh cho yếu tố diệt khuẩn. Bạn nên sử dụng một số loại thuốc diệt khuẩn hoặc đèn chiếu tia UV diệt khuẩn trong nước.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là lọc nước đầu vào. Khi nước sạch sẽ khiến vi khuẩn – vi trùng ít có cơ hội sinh sôi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe của cá để ngăn ngừa sớm những con cá bị bệnh. Tránh lây lan ra nước và các con cá khác.

Kích thước bể cá chơi cá Dĩa

Diệt gọn những loại nấm mốc, tảo độc hại trong nước

Trên đây là những cách giúp bạn có được nguồn nước sạch để nuôi cá khi dùng nước máy tại nhà. Ngoài những cách kể trên, nếu bạn dùng các thiết bị phân tích nguồn nước thấy có nhiễm những chất gì. Hãy tìm hiểu cách loại bỏ chất độc đó ra bên ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *