Cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ hay còn gọi là những bể cá cảnh mini đang là trào lưu mới hiện nay. Đó là những bể cá nhỏ gọn, rất dễ nuôi, ít phải chăm sóc và có thể phục vụ nhu cầu nuôi cá đối với nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy chẳng phải tự nhiên mà chúng trở nên hot đến vậy. Tuy nhiên làm gì cũng cần phải có kiến thức và sự chuẩn bị. Việc nuôi cá tuy đơn giản nhưng đối với những người chưa có kinh nghiêm thì lại chẳng dễ chút nào. Do vậy bể cá hoàng gia hôm nay xin trình bày bài viết: Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ để bạn đọc tham khảo nhé.
Lựa chọn loại cá cảnh thích hợp để nuôi
Trước khi bắt tay vào nuôi cá cảnh, bạn cần phải xác định mình thích loại cá gì và liệu chúng có thích hợp nuôi trong các chậu thủy tinh nhỏ không? Do vấn đề về kích thước cũng như bể cá mini không thể cung cấp các loại bình oxy gắn ngoài. Nên sẽ chỉ có một số loài cá thích hợp để nuôi kiểu này mà thôi. Dưới đây là một số loài cá phổ biến rất hay được nuôi trong cá bể cá mini:
Cá bảy màu: Hầu như cửa hàng cá cảnh nào bạn cũng có thể bắt gặp các loại cá bảy màu khác nhau đủ thấy sự phổ biến của chúng. Cá bảy màu nuôi cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần thả chúng vào bể. Sau đó cung cấp thêm 1 chút rong rêu và 2 3 ngày cho chúng ăn 1 lần (chúng ăn rất ít). Tuy nhiên cần lưu ý cá bảy màu là loại cá ưa nước cũ, do vậy bạn không cần thay nước cho chúng thường xuyên đâu nhé.
Cá betta: Cá betta hay còn gọi là cá chọi, chúng là loài cá khá hung dữ. Do vậy bạn chỉ nên nuôi 1 cá trống hoặc 1 cá mái trong bể thôi nhé nếu không muốn chúng đánh nhau. Tuy nhiên nếu xét về vẻ đẹp, khả năng dễ nuôi thì cá Betta luôn là ứng cử viên sáng giá.
Cá vàng: Đây là loại cá cảnh ta dễ bắt gặp nhất. Bạn có để ý một số bể cá mini hình tròn và trong đó nuôi 2 chú cá vàng với kích thước khá lớn không? Cá vàng sẽ rất dễ thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau. Do vậy nuôi cá vàng là lựa chọn không tồi chút nào bạn nhé.
Các bước làm bể cá cảnh mini
Bước 1. Chuẩn bị vật liệu:
Để nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ thì bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau:
Bể cá, chậu cá nhỏ: Hình dáng và kích thước tự chọn sao cho hợp với nhu cầu.
Sỏi trang trí: Có thể lựa chọn màu trắng hoặc nhiều màu tùy sở thích.
Phân vi sinh: Sử dụng để cố định và cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
Cây thủy sinh: Bạn nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, không cần phải bổ sung CO2 từ nguồn bên ngoài vào như: Rong đuôi chồn, Rêu Java, La Hán Xanh… Tránh những cây thủy sinh lớn, khi phát triển sẽ chiếm hết diện tích và dinh dưỡng trong bể.
Đèn cho bể cá: Bạn chỉ cần sử dụng đèn có công suất vừa phải từ 15W- 20W là được.
Bước 2. Làm phần nền của bể
Đầu tiên bạn sẽ phải rải một lớp sỏi để lót nền dưới đáy bể. Cách làm này là để rễ cây không bị thối vì đây là nơi trú ẩn của vi sinh vật phân hủy chất thải và thức ăn thừa của cá. Tiếp đó bạn rải thêm một lớn phân sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây rồi tiếp tục rải thêm một lớp sỏi nữa lên trên cùng.
Bước 4. Tiến hành trồng cây thủy sinh
Bạn có thể sử dụng dụng cụ như 1 chiếc que để tạo lỗ ở khu vực đất nền rồi tiến hành cắm cây thủy sinh vào. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng những sợi cước trong suốt để buộc cây vào sỏi cho chúng cố định ở phần đáy bể.
Bước 5. Đổ nước vào bể
Bạn cần đổ nước tràn ra ngoài một chút cho cặn bẩn rơi hết ra ngoài.
Bước 6. Bố trí hệ thống đèn
Bạn cần sử dụng các loại đèn led công suất chỉ cần từ 15W-20W là đủ. Tránh sử dụng đèn sợi đốt vì khi hoạt sẽ sinh ra nhiệt, sẽ khiến cá và cây thủy sinh bị chết. Cũng chú ý đặt đèn có độ cao vừa phải đối với bể cá nhé.
Bước 7. Thả cá vào bể
Cuối cùng bạn tiến hành thả cá vào bể, nếu cá được đựng ở trong những bịch nilon thì bạn cứ nhẹ nhàng đổ cả cá và nước vào trong bể nhé. Điều này sẽ giúp cá tránh được tình trạng sốc do được thả vào môi trường mới.
Chăm sóc cá cảnh được nuôi trong bể thủy tinh nhỏ
Quá trình setup bể cá là rất quan trong. Tuy nhiên nuôi và chăm sóc bể cá khỏe mạnh là việc quan trọng hơn rất nhiều lần. Để có một bể cá khỏe mạnh thì bạn cần quan tâm tới những vấn đề dưới đây:
Chú ý môi trường nước trong bể
Bởi cá cảnh được nuôi trong bể mini sẽ không được trang bị bộ lọc, máy thổi oxy… Do vậy chất lượng nước trong bể cá sẽ bị ô nhiễm rất nhanh. Bạn cần chú ý kiểm soát lượng nitrit xuống mức tối thiểu. Cũng nên thay nước bể cá khoảng 3-4 ngày 1 lần, mỗi lần thay nước thì cũng chỉ nên thay khoảng 70% lượng nước trong bể thôi nhé. Điều này sẽ có lợi cho cá cũng như các vi sinh vật sống trong bể.
Cách cho cá cảnh ăn
Cũng tùy thuộc vào loại cá cảnh bạn nuôi, nhưng thường đối với các loại cá cảnh được nuôi trong bình thủy tinh nhỏ sẽ không cần cho ăn quá nhiều. Bạn chỉ nên cho cá ăn khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần. Và lượng thức ăn cũng vừa phải, tránh trường hợp cá ăn no quá bị chết hoặc lượng thức ăn dư thừa sẽ làm bẩn lượng nước trong bể.
Các loại thức ăn cho cá thường là thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá. Thi thoảng vẫn cần bổ sung cho cá các loại thức ăn tươi như: loăng quăng, trùng huyết…vv
Trên đây là bài viết: Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ. Mong răng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích nhé. Chúc các bạn thành công.