Bể bonsai, bể thủy sinh là nơi bạn thấy rất nhiều rong – rêu được cấy lên các phiến đá hay gỗ lũa. Nhưng bạn cũng biết là gỗ đã qua xử lý hoặc đá trơ khó có thể giúp rêu bám và sống được. Do vậy cần biết cách trồng rêu trên đá – trên gỗ để đáp ứng được mong muốn này.
Cách trồng khá đơn giản nhưng cần sự tỷ mỷ của người chơi. Do vậy bạn cần thật sự chú ý trong từng chi tiết làm của mình. Còn bài hướng dẫn sẽ chỉ đưa ra được các bước bạn cần thực hiện mà thôi.
Trồng rêu trên cạn cho đá non bộ ở bể bonsai
Đây là cách trồng rêu ở bề mặt khô, đá thường có bề mặt rộng. Nhất là chúng ta thường chọn vị trí lõm của đá để trồng sẽ dễ dàng hơn. Cách thực hiện như sau:
1/ Chuẩn bị:
- Đá non bộ
- Đất xốp trồng cây
- Rêu – hoặc giống rêu.
- Dụng cụ xúc đất + các vật dụng khác như dây buộc bằng cước, bằng dù nhỏ…
Rêu có 2 loại: Một là mọc thấp và lan nhanh như thảm cỏ trên bề mặt. Hai là loại mọc nhánh và vươn cao. Bạn nên lựa chọn loại rêu thấp để trồng cho các khu vực nhỏ. Còn nếu là bể bonsai lớn có thể trồng kết hợp cả hai loại trên (Loại mọc cao cũng chỉ trồng điểm xuyết vào mà thôi).
Nguồn gốc rêu: Bạn có thể mua rêu ở những vườn ươm hoặc lấy những mảng rêu mọc trên các tường ẩm, khu đất khác cũng được. Bởi rêu là loại dễ sống – dễ sinh trưởng. Chỉ cần độ ẩm và ánh sáng vừa phải thì dù là rêu đã chết vẫn phát triển lại được.
2/ Thực hiện:
Có 2 cách trồng rêu trên đá cho khu vực cạn nước như đá ở bể cá bonsai này:
+ Trồng rêu trên đất tại vị trí vũng trên đá.
Trên đá non bộ có rất nhiều vị trí đã lõm tạo thành vũng. Ở những khu vực đó, bạn có thể cho đất vào để trồng rêu trên đó. Cách làm với loại này khá là đơn giản. 100% ai cũng làm và sống được ngay mà không phải lo lắng đến chăm sóc nhiều.
Cách 1:
Bạn có thể xúc cả một tảng đất chứa rêu đặt lên đó. Để chắc chắn bạn buộc nó bằng dây cước hoặc dây dù nhỏ. Sau một thời gian đất ổn định sẽ tháo dây ra.
Cách 2:
Trọn đất có độ xốp và ẩm. Nén nhẹ nay cho đất bằng hoặc thấp hơn bề mặt lõm của đá. Sau đó trải lớp rêu lên bề mặt. Thỉnh thoảng tưới ẩm cho đất để tạo môi trường sống tốt nhất cho rêu. Chỉ trong vòng 2 -3 ngày. Toàn bộ phần rêu đó sẽ bám vào đất và phát triển xanh rờn.
+ Tạo thảm rêu bám đá trên bề mặt đứng
Để phủ được rêu trên bề mặt đá thẳng đứng. Bạn cần một máy xay sinh tố.
Đầu tiên, bạn lọc rêu và rửa sạch đất, cát đi. Sau đó cho chúng vào máy xay sinh tố và đánh nhuyễn thành nước. Đừng lo sợ làm chết rêu. Bởi nó chỉ cần có một phần thân vẫn có thể mọc lại và phát triển được.
Tiếp đến, đổ chúng ra một vận dụng nào đó như bát, chậu, xô…. Có thể trộn thêm một ít bùn lỏng hoặc không. (Bùn sẽ làm rêu mọc nhanh nhưng lại khiến đá màu hơn bẩn). Lấy chổi sơn hoặc đổ thẳng lên bề mặt của đá. Khi đó dung dịch sẽ bám trên đá.
Chỉ sau vài ngày đến 1 tuần là rêu sẽ sống trở lại. Lúc đó, nhìn đá non bộ của bạn sẽ thật hấp dẫn.
Cách trồng rêu trên đá ở bể thủy sinh
Trong các bể thủy sinh, khi trang trí phối cảnh gỗ và đá bên trong xong. Ai cũng muốn phủ nó một lớp rêu cho thêm phần cổ kính. Tuy nhiên, cách trồng rêu trên đá lúc này lại khó khăn hơn ở trên cạn. Bạn cần làm theo quy trình khác hơn một chút.
1/ Trồng rêu trên gỗ lũa
+ Chuẩn bị dụng cụ:
- Kìm cắt – kéo cắt
- Dây cước trắng loại 0.2mm
- Gỗ lũa đã xử lý sạch.
- Panh gắp.
Nên chọn loại rêu thân dài để tạo độ mềm mại trên thân gỗ lũa. Nó sẽ chuyển động như bơi dưới nước khi thả xuống vậy.
+ Thực hiện
Thả rêu xuống một chậu nước sạch. Việc này giúp thân rêu không bị cuốn. Bạn sẽ dễ gắp nó và xếp nó dễ dàng hơn.
Dùng panh gắp ở phần rễ, xếp chúng lần lượt trên bề mặt gỗ. Khi hết một mặt, dùng dây cuốn cố định và chuyển tiếp sang mặt bên. Làm tương tự như vậy cho đến hết 1 vòng. Sau đó chuyển xuống hàng rêu bên dưới. Đến khi xếp được rêu theo mình ưng ý.
Lưu ý: Nên cuốn dây vừa phải, không mạnh làm đứt rêu và không nhẹ làm tuột rêu. Cuốn cố định cả phần rễ lẫn phần ngọn nhé. Sau này, khi thả xuống bể muốn rêu bơi trong nước thì cắt dây ở phần ngọn sau. Không thì khi bạn làm các mặt và các hàng rêu khác, chắc chắn rêu sẽ bị nát và gãy.
2/ Trồng rêu trên đá phiến
+ Cách trồng rêu trên đá dài
Với loại đá dài, bạn có thể thực hiện tương tự như trồng rêu trên gỗ lũa ở trên. Lưu ý thay dây cước bằng dây dù. Vì loại dây cước nhựa gặp những cạnh đá sắc hay bị đứt hơn.
+ Trồng rêu trên đá mấp mô
Cách trồng rêu trên đá mấp mô khá phức tạp. Bạn cần làm nhiều bước mới thành công được.
Đầu tiên, vẫn cần thả rêu vào trong bể nước. Sau đó cũng dùng panh gắp và xếp nó kín một mặt trên đá. Tuy nhiên, khó có thể xếp theo hàng được. Bạn cứ xếp làm sao cho kín đều bề mặt và không chồng lấn lên nhau là được. Được hết một mặt, dùng dây chỉ dù cuốn đều toàn bộ lại.
Do đá xếp ở dưới đáy bể cá cảnh thủy sinh. Nên chúng ta chỉ cần trồng nó trên một mặt đá. Có thể hơi lấn sang bên mặt cạnh của đá cũng được.
+ Hướng dẫn trồng rêu trên mặt đá tròn
Cách này bạn cần chuẩn bị thêm một miếng lưới vải mềm. Có mắt lưới khoảng 5mm.
Trải đều rêu lên trên bề mặt của viên đá tròn. Sau đó phủ tấm lưới vải lên trên. Túm lưới gọn bên dưới và buộc cố định lại. Như vậy bạn đã giữ cho rêu bên trong không xê dịch đi đâu hết. Lúc đó, chỉ việc thả viên đá tròn vào vị trí bạn đã sắp xếp sẵn vào bể cá mà thôi.
Ngoài những cách trên. Bạn cũng có thể trồng rêu ở ngoài cho bám rễ trước khi thả vào bể. Có thể thực hiện cách làm như cách trồng rêu trên đá mắt đứng ở trên. Nhưng nhất định phải thường xuyên phun nước tạo ẩm cho nó. Có thể để nó trực tiếp dưới máy phun sương cũng được.
Tìm đơn vị bán rêu nhung tại Hà Nội
Khi bạn đang có nhu cầu trồng rêu trên đá cho bất kỳ mục đích nào. Bạn đều sẽ tìm hiểu nơi bán rêu nhung, rêu cây uy tín.
Tại Hà Nội, bạn có rất nhiều lựa chọn trên khu vực đường Lạc Long Quân. Tại đây không chỉ bán các mặt hàng về rêu. Bạn có thể mua được cả các loại bể cá âm tường đã trang trí hệ thủy sinh sẵn. Hoặc đặt làm bể cá theo mong muốn riêng của mình.
Mọi nhu cầu về bể cá – giống cá – giống thủy sinh – các thiết bị hỗ trợ và thức ăn cho cá. Bạn đều có thể mua tại đây.
Chi tiết xin liên hệ:
Bể cá Hoàng Gia: 0982.98.48.98
Địa chỉ: Số 30/38 ngõ 89 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.