Bạn đang muốn tự lắp đặt 1 chiếc hồ cá thủy sinh ngay tại nhà? Hồ thủy sinh có rất nhiều loại, nhiều công đoạn và yêu cầu khiến những người mới bắt đầu gặp khó khăn, hoang mang khi tìm hiểu. Với bài viết sau, mọi điều bạn cần để lắp đặt hồ cá thủy sinh sẽ được bật mí
Xem thêm
[TOP 60] 60 mẫu bể cá treo tường, thủy sinh, để bàn đẹp 2020
Video setup hồ thủy sinh 40cm đẹp
Video setup bể thủy sinh chi tiết trong 15 ngày
Những bước đơn giản để tự lắp đặt hồ thủy sinh tại nhà
1.Xác định phong cách hồ thủy sinh theo từng sở thích khác nhau
Trong thực tế, hồ cá thủy sinh rất đa dạng, phong phú trong thiết kế và kiểu dáng giúp khách hàng thoải mái lựa chọn. Để lựa chọn kiểu dáng hồ cá, trước tiên, bạn có thể tự tham khảo những kiểu dáng hồ trên trên mạng internet. Tùy theo nhu cầu, sở thích cũng như thực tế không gian mỗi gia đình mà bạn có thể lựa chọn những kiểu hồ khác nhau như: hồ phong cách Hà Lan, hồ cây bonsai. Hồ rêu, dương xỉ,… Khi đã xác định được phong cách hồ yêu thích, bạn có thể bắt tay vào những bướ thực hiện tiếp theo.
2. Mua giấy hoặc tự dán hồ kính theo nhu cầu
Trước tiên, bạn cần xác định rõ kích thước bể cá phụ thuộc vào những yếu tố hính như:
– Phong cách bể cá yêu thích
– Mức chi phí bạn bỏ ra
– Không gian đặt hồ cá. Nơi đặt bể cá phải rộng rãi, thoáng mát, cao khỏi tầm tay trẻ nhỏ cũng như tránh ánh sáng trực tiếp. Thông thường, bể cá thường được đặt tại phòng khách nơi có nhiều người nằm nhìn, quan sát.
Ngoài ra, nếu đặt bể cá sát tường, bạn có thể dán decal đen hoặc trắng phía sau giúp tạo thêm chiều sâu cho bể. Tùy theo sở thích cũng như không gian căn phòng, 3 size bể thường được dùng phổ biến hiện nay là 60 x 40 x 40, kính 8 ly; 90 x 45 x 45, kính 10 li; 1m2 x 50 x 50, kính 12 li. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại kính cường lực hoặc kính siêu trong giúp đảm bảo độ bền cũng như vẻ thẩm mỹ của bể cá.
3. Chân hồ, tủ gỗ
Sau khi đã mua được bể kính ưng ý, bạn cần chọn mua thêm chân bể giúp đặt bể cao, vừa tầm mắt nhìn cũng như tránh xa được tầm tay của trẻ nhỏ. Các loại chân, kệ cho bể cá hiện nay cũng rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu cũng như kích thước, màu sắc. Tùy vào loại cá bạn định nuôi, mức chi phí bỏ ra mà bạn có thể lựa chọn loại chân bể phù hợp.
– Chân kệ sắt: giá thành giẻ, nhiều kiểu dáng đa dạng lựa chọn như chân ốp cao su, chân giả gỗ, … Tuy nhiên, trọng lượng khá nhẹ, không phù hợp với nuôi cá nước mặn.
– Chân kê gỗ: Khối lượng nặng, không có nhiều màu sắc lựa chọn. Ưu điểm của chúng là bền đẹp, chịu được trọng lực lớn, phù hợp với nhiều loại cá khác nhau.
4. Bộ lọc nước
Đối với mọi bể cá, đặc biệt là các hồ thủy sinh, độ trong của nước là vô cùng quan trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nước trong còn tạo môi trường sống tốt cho cá, giúp chúng phát triển ổn định hơn. Hiện nay, trên thị trường đang phân phối 3 loại lọc chủ yếu với những ưu và nhược điểm riêng của chúng.
– Bộ lọc treo thành hồ:Loại bộ lọc này khá nhỏ gọn, tiết kiệm tối đa không gian. Tuy vậy, do kích thước nhỏ nên khả năng lọc của chúng cũng khá hạn chế, chỉ đáp ứng được nhu cầu với các hồ dưới 60cm.
– Bộ lọc vách trong hồ: Khả năng lọc và hoạt động êm, cho hiệu quả lọc nước nhanh và hiệu quả, phù hơp với nhiều kích thước hồ khác nhau. Tuy nhiên, do cài đặt ngay trong hồ nên chúng sẽ chiếm một phần diện tích hồ, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.
– Bộ lọc thùng ngoài: đây là bộ lọc bể cá đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Bộ lọc ngoài vừa đặt yêu cầu về thẩm mỹ cũng như yêu cầu kỹ thuật. Không chỉ vậy, bộ lõi lọc này cũng rất đa dạng về mẫu mã, các kiểu dáng từ sản phẩm trong nước đến nước ngoài giúp khách hàng dễ dàng hơn khi lựa chọn.
Ngoài ra, để lựa chọn loại bộ lọc phù hợp, bạn có thể dựa vào thể tích của bể, vật liệu cải tạo bộ lọc cũng như cách lắp đặt của từng bể khác nhau. Trong khi vận hành, mỗi ngày bạn nên tắt bộ lọc vài tiếng để hệ thống nghỉ, tránh để chúng vận hành 24/24.
5. Đèn
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong bể cá. Đặc biệt, với nhiều loại cá, ánh sáng còn ảnh hưởng trực tiếp đến màu của cá, độ bóng đẹp của vảy cá trong quá trình phát triển. Để lựa chọn được đèn phù hợp cho bể cá, bạn cần tính toán chính xác các yếu tố như dung tích nước, loại cá, … để lựa chọn loại bóng đèn và nguồn ánh sáng phù hợp.
Những loại đèn phổ biến trên thị trường hiện nay phải kể đến: bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn LED tiết kiệm điện, đèn cao áo metal, … Khi lắp đặt đèn, bạn không nên quá lạm dụng ánh sáng mạnh dễ khiến rong rêu gây hại phát triển cũng như khiến cá rơi vào căng thẳng. Trong một ngày, ánh sáng cung cấp trong khoảng 8 -10 tiếng/ ngày. Bạn có thể chia lượng thời gian chiếu sáng thành các đợt, đặt đèn cao so với mặt hồ để mô phỏng nguồn ánh sáng tự nhiên cũng như tạo hiệu quả chiếu sáng đẹp hơn ch bể cá.
6. Phân nền
Phân nền ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, các chỉ số nguồn nước cũng như môi trường sinh hoạt của cá. Hồ nước trong, cây cối phát triển ổn định cũng như các chỉ số dinh dưỡng của nước đều do chất lượng phân nền quyết định.
Các loại phân nền dùng cho hồ thủy sinh hiện nay thường được chia thành 2 loại chính:
– Nền trộn với thành phần chính là đất sét, bùn đất. Loại phân nền này khá giàu dinh dưỡng và có giá thành rẻ nên thường được lựa chọn sử dụng cho nhiều mục đích tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, do lượng năng lượng dồi dào nên nếu thiếu kinh nghiệm, bạn khó có thể tự pha trộn và sử dụng chúng tại nhà. Không chỉ vậy, do thành phần chứ đất sét nên loại phân nền khó cài đặt, dễ gây đục, bẩn nước hồ.
– Phân nền trộn công nghiệp: Với những người mới tìm hiểu về bể cá thủy sinh, loại phân nền này rất dễ sắp đặt với hiệu quả sử dụng cao. Phân nền công nghiệp có giá thành cao hơn so với nền trộn, ồm nhiều hóa chất công nghiệp như Control Soil, Oliver Knot, … cùng 1 vài phân nền cao cấp như Smekong II, Aquafor của Thủy Mộc, … Tuy giá thành cao hơn nhưng nhờ đặc tính dễ làm sạch, không bị xì cũng như không gây đục nước nên vẫn được ưa chuộng sử dụng hơn.
7. Bộ cung cấp khí CO2
Với những hồ thủy sinh, cây thủy sinh, cây cỏ, dương xỉ là không thể thiếu để tại nên vẻ đẹp cho bể. Để cây được phát triển và sinh trưởng tốt, bộ cung cấp khí CO2 giúp duy trì lượng khí Carbon đủ cho cây trong môi trường bể cá. Không chỉ vậy, lượng khí CO2 đầy đủ còn giúp hạn chế sự phát triển những loại rong rêu có hại, làm sạch nguồn nước, đảm bảo môi trường sinh sống cho cá được tốt nhất.
Có nhiều lựa chọn bình CO2 hiện nay để bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu cũng như khả năng của người chơi cá. Những loại bình CO2 bằng sắt được sử dụng khá thông dụng hiện này với chi phí rẻ, dễ bơm lại khí sau khi sử dụng hết. Ngoài ra, hiện nay còn những loại bình hợp kim, bình nhôm với mức chi phí cao hơn nhưng với độ bền cao, khó rỉ sét hơn.
8. Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh
Để trang trí bể cá, có rất nhiều phương pháp cũng như vật dụng có thể sử dụng để tạo nên sự đa dạng. Những vật dụng được sử dung phổ biến nhất trong trang trí và sắp đặt bể bon sai phải kể đến lũa, nhánh cây chết, đá non bộ, cây cắt theo phong cách hồ Hà Lan, …
Giá thành những loại lũa, đá trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại gỗ khác nhau như đỗ quyên, red wood, … Để đảm bảo môi trường nước cũng như độ bền lũa, trước khi sủ dụng, bạn nên ngâm trước lũa trong nước hoặc dung dịch muối loãng 1 đến 2 lần trước khi chính thức cho vào hồ cá. Với phương pháp này, lũa sẽ bền đẹp, không có hiện tượng mối mọt, ẩm móc gây mủn, chìm trong nước.
9. Cây thủy sinh, các loại cây trang trí
Bên cạnh bố cục và lũa, một thành phần trang trí không thể không nhắc tới là những loài cây thủy sinh, cây trang trí. Những loại cây này thường được chia thành 2 loại chính dựa trên đặc tính sinh sống của chúng là những loại cây ưa sáng và những loại cây ít chịu sáng.
– Các loài cây ưa sáng phải kể đến như bucep, cây cát cắm, … Những loại này khi trồng đòi hơi môi trường ánh sáng mạnh, nguồn dinh dưỡng dồi dào.
– Các loại cây ít chịu sáng: dương xỉ, rêu, ráy. Với những loại cây này, nguồn sáng khoảng 0.5W/ lít nước sẽ phù hợp để cây phát triển. Đồng thời, những cây này cũng khá dễ chăm sóc, không yêu cầu quá nhiều dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn.
10. Timer
Với những người dùng hồ thủy sinh, Timer giúp bạn kiểm soát thời gian sử dụng đèn, thiết bị cung cấp CO2, … Ánh sáng và máy CO2 đều được khuyến cáo không nên để hoạt động liê tục 24/7, việc sử dụng máy Timer giúp bạn cài đặt dễ hơn, dễ quản lý, đặc biệt phù hợp với những người mới tìm hiểu về bể cá thủy sinh.
11. Quạt/ Chiller
Tuy không quá quan trọng nhưng nếu có điều kiện, đặc biệt nếu bạn ở những nơi có thời tiết nóng, một chiếc quạt nhỏ, hoặc máy lạnh sẽ giúp duy trì được mức nhiệt lý tưởng cho hồ cá. Mức giá của thiết bị này cũng khá đa dạng, từ những loại quạt giá rẻ 100 – 200k đến các loại máy lạnh giá từ 2 triệu rưỡi trở lên.
12. Thường xuyên chăm sóc, làm sạch cũng như kiểm tra sức khỏe cá
Muốn duy trì vẻ đẹp, độ trong của nước cũng như đảm bảo cá luôn khỏe mạnh, bạn phải chăm sóc, làm sạch và kiểm tra tình hình cá thường xuyên. Mỗi ngày, khi cho cá ăn hay khi ngắm, quan sát cá, bạn có thể tạo thói quen vớt sạch thức ăn thừa,loại bỏ những cây hỏng, yếu. Không chỉ vậy, nước hồ cũng phải được thay liên tục , đúng kỹ thuật giúp giữ được hệ sinh thái ổn định nhất cho cá phát triển.
Cá luôn phải được theo dõi sát sao, phát hiện sớm những trường hợp ốm bệnh, nấm cá, tránh không để lây lan. Khi phát hiện cá có biểu hiện bất thường, ngay lập tức cần cách ly, vệ sinh bể cá cũng như có phương pháp điều trị hợp lý, nhanh chóng.
13. Sử dụng phân nước và các chất dinh dưỡng cho hồ thủy sinh
Phân nước là dung dịch gồm các chất dinh dưỡng có lợi cho hồ. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp cải thiện môi trường nước, bổ sung dưỡng chất quan trọng cho các loài thủy sinh, … Với những người mới lắp đặt hồ thủy sinh, việc xác định liều lượng, trường hợp cần bổ sung phân nước yêu cầu phải thật cẩn thận.
Để sử dụng chất dinh dưỡng và phân nước hợp lý, trước tiên, bạn có thể sử dụng chúng với một lượng nhỏ trước. Thực hiện với từng liều lượng nhỏ, chia thành 3 lần và quan sát từng sự thay đổi. Những thay đổi của cây trồng, cây thủy sinh trong bể sẽ giúp bạn xác định mức độ phù hợp, thích ứng với loại phân nước. Nếu bạn là người mới, nên tuân thủ theo mức pha chế của nhà sản xuất, theo dõi sự thay đổi giúp điều chỉnh liều lượng dễ dàng hơn.
14. Một số trang bị khác cho bể cá: nhiệt kế, sục Oxi, lọc bio, lọc váng, Twinstars,, …
Ngoài những vật dụng không thể thiếu, khi lắp đặt bể cá, bạn có thể trang bị thêm một vài thiết bị hỗ trợ giúp việc theo dõi, vệ sinh và ổn định môi trường bể cá dễ dàng hơn.
- Sủi oxi và lọc bio: Đặc biệt phù hợp với những bể nuôi tép
- Hệ thống lọc váng: Giảm thiểu tình trạng dầu váng trên mặt hồ, làm sạch nước hồ nhanh chóng.
- Nhiệt kế: Kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ của nước hồ
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có thể tự lắp đặt và chăm sóc cho hồ thủy sinh cho không gian riêng mình. Nếu bạn gặp khó khăn trong lắp đặt và thi công bể cá, liên hê ngay hotline 0982.984.898, bể cá Hoàng Gia là địa chỉ uy tín giúp bạn sở hữu những hồ cá ưng ý, thể hiện được cá tính riêng biệt.