Với diện tích không gian khiêm tốn, làm bể cá treo tường đang là lựa chọn được rất nhiều người mê cá yêu thích. Thiết kế tinh tế, trang nhã cùng kích thước nhỏ, lắp đặt dễ dàng, bể treo tường giúp không gian căn phòng thêm phần hài hòa, dễ chịu, đáp ứng nhiều sở thích và nhu cầu khác nhau của người dùng
Xem thêm:
[TOP 60] 60 mẫu bể cá treo tường, thủy sinh, để bàn đẹp 2020
Video bể cá thủy sinh treo tường đẹp với vách đá chảy tuyết tuyệt đẹp
Hướng dẫn các bước làm bể cá treo tường và cách lắp đặt an toàn
Để tiến hành treo bể cá hợp lý, an toàn và nhanh chóng, bạn cần tiến hành cẩn thận, chi tiết theo từng bước sau
Bước 1. Chọn vị trí để đặt hồ sao cho đẹp
Trước khi lắp đặt mọi loại hồ cá, việc xác định được không gian, diện tích đặt bể cá cụ thể luôn vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với bể cá treo, vị trí đặt bể cũng như bề mặt tường có vai trò quan trọng quyết định độ bền, an toàn và tính thẩm mỹ cho bể cá.
Ngoài ra, khi xác định nơi đặt bể, bạn cần xác định phương hướng, hợp phong thủy và mệnh gia chủ. Bể cá nên đặt tại góc nhà, tránh những điểm như cửa ra vào, giữa lối đi hay đối diện bếp. Không chỉ vậy, nên đặt bể tại những vị trí mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp. Tuyệt đối không nên đặt bể cá gần với nhà bếp, theo quan niệm phong thủy, hành Thủy và Hỏa khắc nhau sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến gia chủ.
Bước 2. Chọn số đo cho hồ
Thông thường, khi làm bể cá treo tường người ta thường làm chiều rộng hẹp hơn so với những bể thông thường khác. Điều này sẽ giúp tiếp kiệm không gian cũng như trọng lượng của bể cá, an toàn hơn khi sử dụng. Kích thước phổ biến của các loại bể treo tường hiện nay là chiều rộng 150- 300mm, chiều cao 600-700mm. Với chiều dài, tùy theo kích thước mặt tường và nhu cầu của gia chủ mà bạn có thể tự lựa chọn.
Bước 3. Chọn khung để chiệu hồ
Để giữ vững được toàn bộ trọng lượng bể cá khi treo, bộ khung chịu lực bao quanh cần được làm cẩn thận, chắc chắn. Bộ khung thường được cấu tạo từ thép không gỉ với khả năng chịu lực lớn, giúp giữ vững toàn bộ bể cá cũng như đảm bảo an toàn xung quanh.
Thiết kế khung chịu lực yêu cầu sự tính toán, kinh nghiệm cũng như sự cẩn trọng khi thi công. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến những địa chỉ thi công bể cá uy tín giúp hoàn thành đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, tránh những sự cố không mong muốn xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế bể treo với những hốc tường sẵn có giúp tăng độ chắc chắn cho bể.
Bước 4. Chất liệu của khung hồ cá
Gỗ hoặc kính thủy đen là hai chất liệu được sử dụng phổ biến khi làm bể cá treo tường. Những chất liệu sử dụng cho việc cấu tạo bể kính phải chắc chắn, có khả năng chịu lực cao, chống chịu được trọng lực lớn. Đặc biệt, các chất liệu kính thủy lực đang ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ khả năng chịu lực cao cũng như tăng hiệu quả thẩm mỹ, sang trong cho căn phòng. Tùy vào phong cách thiết kế, hướng trang trí tổng thể của căn phòng, bạn có thể lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp nhất.
Bước 5. Setup và tạo bố cục trong hồ
Sắp đặt và lựa chọn từng thành phần cấu tạo nên hồ thủy sinh là một trong những phần quan trọng, quyết định đến chất lượng của bể. Đặc biệt, phần đất nền giữ vai trò như môi trường sinh dưỡng chính cho cây thủy sinh cũng như hệ sinh vật có lợi cho nước. Khi lựa chọn phần nền, bạn nên chú ý những loại nền có độ bền cao, không gây đục bẩn nước cũng như dễ lắp đặt. Với những phần cây thủy sinh, đá trang trí thủy sinh, sử dụng những thành phần như cỏ giả, san hô, … vừa dễ phối hợp lại cho hiệu quả thẩm mỹ rất tốt.
Bước 6. Cho nước vào hồ
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ các bước sắp đặt, đảm bảo độ chắc chắn của bể thì bạn có bắt đầu tiến hành cho nước vào đầy bể. Những yếu tố như nguồn điện, máy lọc, hệ thống ánh sáng phải được đảm bảo đấu nối tuyệt đối an toàn, tránh rò rỉ, cháy giật khi tiếp xúc nguồn nước. Công suất điện trung bình thường dùng cho các bể treo dao động từ 1000 – 3000W tùy theo diện tích bể cũng như nhu cầu sử dụng.
Bước 7. Thả cá, tép vào hồ
Nước sau khi đổ vào bể cần được chạy lọc, pha muối và thay lọc theo đúng tỉ lệ giảm dần dể tạo được môi trường sạch và gần với môi trường tự nhiên nhất. Khi thả cá, không nên thả ngay cá vào bể, nên để cá nguyên trong bọc, tiếp xúc dần để cá quen với nhiệt độ trong hồ cá rồi mới thả chúng hoàn toàn. Khi làm bể cá treo tường, diện tích hạn chế, bạn không nên ham thả quá nhiều cá dễ khiến mất cân bằng, cá không có đủ không gian sinh hoạt và phát triển.
Với những bước đơn giản và nhanh chóng, bạn đã có thể tự tin làm bể cá treo tường tại nhà thể hiện sở thích và cá tính riêng của mỗi gia chủ. Khách hàng có nhu cầu liên hệ, tư vấn về các dịch vụ thi công, thiết hồ cá, bể cá, vui lòng liên hệ hotline , bể cá Hoàng Gia hân hạnh được phục vụ quý khách.