Nước chiếm trên 70% diện tích bề mặt trái đất. Trong lượng nước khổng lồ đó thì phần lớn là biển. Theo nhưng nghiên cứu gần đây thì con người chỉ mới khám phá được 1% lượng sinh vật có mặt trong đại dương. Do vậy đại dương rộng lớn đó luôn là một bí ẩn thu hút khiến người ta muốn khám phá. Vậy bạn đã biết loại sinh vật nào to nhất hành tinh hiện nay chưa? Tôi sẽ không tiết lộ, tuy nhiên nó chắc chắn không phải là con voi đâu nhé. Mời bạn đọc qua bài viết: Top 10 loài cá to nhất đại dương dưới đây để tự tìm ra câu trả lời thích hợp nhất.
Cá voi xanh
- Tên khoa học: Balaenoptera musculus
- Chiều dài: Cái: 25 m (Quần thể Bắc bán cầu, Trưởng thành), Đực: 24 m (Quần thể Bắc bán cầu, Trưởng thành)
- Khối lượng: 140.000 kg (Trưởng thành)
- Tuổi thọ: 80 – 110 năm
- Thời gian mang thai: 11 tháng Encyclopedia of Life
- Mức dinh dưỡng: Ăn thịt Encyclopedia of Life
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất hành tinh. Chúng còn có tên gọi khác là cá ông, thuộc một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Cá voi xanh có chiều dài lên tới 30 mét và nặng 180 tấn hay thậm chí hơn nữa, cơ thể dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh là: B. m. musculus sống ở vùng biển bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia sống ở Nam Băng Dương và B. m. brevicauda (cá voi xanh lùn) sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Cá voi xanh đang dần tuyệt chủng
Trước thế kỉ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng cho đến khi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế vào năm 1966. Theo một báo cáo vào năm 2002, có xấp xỉ 5.000 – 12.000 cá thể sống trên toàn thế giới, bao gồm ít nhất 5 nhóm. Trước khi bị săn bắt ráo riết, quần thể cá voi xanh lớn nhất ở vùng biển Nam cực có khoảng 239.000 cá thể (từ 202.000 tới 311.000). Các quần thể nhỏ hơn khác (khoảng 2000 cá thể) tập trung ở các vùng biển Đông bắc Thái Bình Dương, Nam Cực. Có 2 quần thể khác ở Bắc Đại Tây Dương và ít nhất 2 quần thể nữa ở Nam Bán Cầu.
Cá nhà táng
- Tên khoa học: Physeter macrocephalus
- Chiều dài: 12 m (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Khối lượng: 35.000 – 57.000 kg (Trưởng thành)
- Tuổi thọ: 70 năm
- Thời gian mang thai: 16 tháng Encyclopedia of Life
- Mức dinh dưỡng: Ăn tạp Encyclopedia of Life
Cá nhà tang có tên khoa học là: Physeter microcephalus. Là một loài động vật có vú sống trong môi trường nước biển. Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét. Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình. Nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới. Cá nhà táng phân bổ sinh sống ở khắp đại dương trên thế giới. Thức ăn chủ yếu của chúng là mực, thậm chí các loài mực khổng lồ ở Nam Cực cũng là thức ăn của chúng. Ngoài ra các loại cá nhỏ và vừa cũng là một phần trong chuỗi thức ăn của chúng.
Cá nhà táng và những thông tin thú vị xoay quanh chúng
Cá nhà táng là loài động vật có vú lặn sâu thứ nhì thế giới, sau cá voi mõm khoằm Cuvier. Và âm thanh lách cách của cá nhà táng cũng là loại âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi các loài động vật. Âm thanh này được dùng để định vị vật cản, mục tiêu cũng như trong các mục đích khác. Cá nhà táng sống trong các nhóm nhỏ gọi là “đơn vị xã hội”. Các đơn vị của cá cái và cá con sống tách biệt với cá đực trưởng thành. Cá cái hợp tác với nhau để bảo vệ con cũng như giúp nhau cho con bú. Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm. Cá nhà táng có rất ít kẻ thù tự nhiên, rõ ràng có rất ít sinh vật đủ mạnh để tấn công một con cá nhà táng trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên một bầy cá hổ kình có thể tiêu diệt những con cá nhà táng con. Tuổi thọ của cá nhà táng có thể lên tới hơn 70 năm.
Cá voi sát thủ
- Tên khoa học: Rhincodon typus
- Chiều dài: 6-9m
- Khối lượng: 7500kg-10000kg (trưởng thành)
- Tuổi thọ: 80-90 năm
Cá voi sát thủ, hay còn gọi là cá hổ kình là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp. Cá voi sát thủ linh hoạt, nhanh nhẹn và là một loài động vật ăn thịt cơ hội. Một số ăn cá, một số săn các loài thú biển như sư tử biển, hải cẩu, cá voi và cả loài cá mập trắng lớn cũng là nạn nhân của nó.
Cá voi sát thủ, loài cá săn mồi đỉnh cao nhất đại dương
Chúng là loài săn mồi đỉnh cao ở đại dương và không có kẻ thù tự nhiên xứng tầm nào ngoài con người. Có thể có đến 5 loại cá voi sát thủ khác nhau, một số có thể tách thành giống, loài phụ, thậm chí loài riêng biệt. cá voi sát thủ là loài có tổ chức xã hội cao, một số theo chế độ mẫu hệ, bền vững hơn bất kì loài thú nào khác, tất nhiên là trừ loài người. Cách cư xử xã hội phức tạp, kỹ thuật săn mồi, âm thanh giao tiếp của cá voi sát thủ được coi là một nét văn hóa của chúng. Cá hổ kình hoang dã thường không được xem là mối đe dọa đối với con người. Tuy nhiên, có một số ghi nhận cá biệt về cá voi sát thủ trong môi trường nuôi nhốt tấn công người điều khiển tại các thủy cung.
Cá nhám voi
- Tên khoa học: Rhincodon typus
- Khối lượng: 19.000 kg (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Chiều dài: khoảng từ 9–11 m
- Khối lượng: 10000kg-15000kg
- Tuổi thọ: 60-150 năm
Cá nhám voi sinh sống ở đâu?
Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi.
Cá nhám voi và cách ăn độc đáo của chúng
Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn. Chiều dài của cá nhám voi khoảng từ 9–11 m, nặng từ 10-15 tấn. Cá nhám voi ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Các răng nỏ li ti không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của nó, thay vì thế, nước bị hút vào qua miệng và đi qua mang lược và sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Những gì mắc lại tại mang lược được nó nuốt hết.
Tại sao quá trình sinh sản của cá nhám voi vẫn còn là bí ẩn?
Giống như phần lớn các loại cá mập khác, tập tính sinh sản của cá nhám voi vẫn chưa được rõ. Dựa trên nghiên cứu một quả trứng đơn lẻ tìm thấy ngoài khơi México vào năm 1956, người ta cho rằng chúng là loài đẻ trứng, nhưng con cá nhám voi cái có chửa bị bắt vào tháng 7 năm 1996 chứa tới 300 cá nhám voi con lại chỉ ra rằng chúng là loài đẻ con. Các trứng phát triển thành cá con trong cơ thể con mẹ bằng các nguồn dưỡng chất ngay trong trứng và con mẹ sẽ đẻ các con non dài 40 – 60 cm. Người ta tin rằng cá nhám voi đạt tới độ tuổi trưởng thành vào khoảng 30 năm và chúng có tuổi thọ ước tính khoảng 60 – 150 năm.
Xem thêm: Tên và hình ảnh các loại cá biển
Cá mập trắng
- Tên khoa học: Carcharodon carcharias
- Chiều dài: 6-8m
- Khối lượng: 3000kg-3500kg (trưởng thành)
- Tuổi thọ: 50-70 năm
Cá mập trắng, còn được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng. Cá mập trắng là một loài cá mập lớn thuộc bộ cá nhám thu được tìm thấy nhiều ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Cá mập trắng được biết đến vì kích thước của nó, dài 6,4 m (mặc dù có những báo cáo công bố nó dài 8 m và cân nặng 3.324 kg). Chúng trưởng thành về mặt sinh sản khi khoảng 15 năm tuổi. Có vòng đời được ước lượng khoảng 70 năm hay hơn. Chúng cũng là loài cá xương sụn sống lâu nhất.
Cá mập trắng, kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn dưới đại dương
Cá mập trắng có thể đạt tốc độ bơi hơn 56 km/h. Chúng không có kẻ thù tự nhiên nào ngoài cá voi sát thủ. Đây cũng là loài cá ăn thịt lớn nhất còn tồn tại. Cá mập trắng săn nhiều loài động vật có vú biển, cũng như cá và chim biển. Và cũng là loài đứng đầu trong các loài cá mập tấn công con người. Tuy nhiên do việc săn bắt trái phép quá đà, số lượng cá mập trắng đang rơi vào tình trạng báo động. Cần phải có những biện pháp thích ứng để bảo vệ chúng.
Cá nhám phơi nắng
- Tên khoa học: Cetorhinus maximus
- Khối lượng: 2.200 kg (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Trạng thái bảo tồn: Sắp nguy cấp (Giảm sút) Encyclopedia of Life
Cá nhám phơi nắng có tên khoa học là: Cetorhinus maximus. Chúng loài cá lớn thứ hai còn tồn tại, sau cá mập voi. Cá nhám phơi nắng là một loài di cư quốc tế được tìm thấy ở tất cả các đại dương ôn đới trên thế giới. Là một loài ăn loại chuyển động chậm và có sự thích nghi trong cấu tạo cơ thể để lọc thức ăn. Chúng có một cái miệng rất rộng và mang lược phát triển lớn. Cá nhám phơi nắng thường có màu xám, nâu với đốm da. Răng của cá nhám phơi nắng rất nhỏ và rất nhiều trên cùng một trăm hàng. Răng cá có một đỉnh hình nón duy nhất, được uốn cong về phía sau và đều giống nhau ở cả hàm trên và hàm dưới.
Cá nhám phơi nắng, loài vật cần được bảo vệ
Cá nhám phơi nắng từ lâu đã là loài cá thương mại quan trọng được coi như một nguồn thực phẩm. Do khai thác quá mức đã làm giảm số lượng quần thể của cá đến mức báo động. Bởi vậy cá nhám phơi nắng là loại động vật rất cần được bảo vệ hiện nay.
Cá voi trắng
- Tên khoa học: Delphinapterus leucas
- Chiều dài: 3-5,5m
- Khối lượng: 700kg-1600kg
- Tuổi thọ: 70-80 năm
Đặc điểm sống của cá voi trắng
Cá voi trắng là một trong hai thành viên của bộ Cá Voi, sống chủ yếu ở Bắc Cực, có màu trắng và không có vây lưng, đặc điểm nổi bật của chúng là có một cơ quan Định vị tiếng vang (Echolocation) ở đầu khiến cho đầu chúng có xu hướng biến dạng về phía trước. Điều này giúp Cá voi trắng có thể tìm thấy mọi lỗ hổng ở phía mặt băng. Loài Cá voi trắng có kích thước phụ thuộc vào giới tính. Con đực dài hơn con cái 25%. Cá thể đực trưởng thành có thể đạt 3,5-5,5 mét nặng 1,1-1,6 tấn trong khi con cái chỉ từ 3-4 mét và nặng 0,7-1,2 tấn. Cá voi trắng thường di chuyển và sống thành nhóm khoảng 10 con, vào mùa hè con số cá thể có thể tăng lên tới cả trăm, ngàn con tại các vùng cửa sông và ven biển. Cá voi trắng bơi khá chậm nhưng có thể lặn xuống dưới độ sâu 700 mét dưới mực nước biển để tìm thức ăn.
Loài cá đáng thương bị xua đuổi
Cá voi trắng đực thường trưởng thành về giới tính trong khoảng 4-7 tuổi, trong khi con cái cần tới 4-9 tuổi. Cá voi trắng sinh một con non trong khoảng hơn 3 năm (mang thai tới 457 ngày). Mùa sinh sản thường vào khoảng tháng 2-5 hàng năm. Cá voi trắng thường di chuyển thành đàn lớn vào mùa hè ở vùng cửa sông và vùng ven biển vì vậy những thợ săn tại các Bắc Canada, Alaska chúng thường xuyên bắt chúng để lấy thịt, da. Việc săn cá voi thương mại bắt đầu từ suốt thế kỷ 18-19. Người Châu Âu dùng dầu trong Cá voi trắng để bôi trơn các khớp nối trong đồng hồ, máy móc… Trong những năm 20 của thế kỷ 19, ngư dân ở cửa sông Saint Lawrence cho rằng Cá voi trắng là nguyên nhân dẫn tới ngành Thủy sản (Cá tuyết, Cá hồi, Cá ngừ…) tại đây bị mất mùa, Vì vậy không ai muốn có sự hiện diện của Cá voi trắng tại các vùng cửa sông này. Năm 1928, chúng thường xuyên bị xua đuổi và giết chết, bởi chính phủ Québec thời đó đã thưởng cho các ngư dân $15 cho mỗi xác Cá voi trắng.
Cá đuối quỷ
- Tên khoa học: Mobula mobular
- Khối lượng: 900kg-1200kg (trưởng thành)
- Chiều dài: 5-6m
Loài cá đuối này được gọi với cái tên “cá đuối quỷ” (Devel Ray) vì hình thức đặc biệt cũng như khả năng khác thường mà chúng sở hữu. Cá đuối quỷ có 2 điểm nhô lên trên đầu giống như 2 cái sừng, ngoài ra chúng có thể nhảy lên khỏi mặt nước và bay trên không trung một vài giây trước khi “hạ cánh”.
Đây là loại cá đuối có kích thước lên tới 5 mét và cân nặng hàng tấn. Loài cá này thường sinh sống trong khu vực biển Địa Trung Hải và có thể được tìm thấy ở những nơi khác ở Đông Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Ai-len và phía nam của Bồ Đào Nha.
Cá mặt trăng
- Tên khoa học: Mola mola
- Chiều dài: 1,8 m (Trưởng thành)
- Khối lượng: 1.000 kg (Trưởng thành)
- Tốc độ: 3,2 km/h (Maximum, Trưởng thành)
Cá mặt trăng là loài cá thuộc họ Cá mặt trăng (Molidae) trong bộ Cá nóc (Tetraodontiformes). Đây là loài cá biển cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp. Cá mặt trăng sống ở tầng mặt, tự sưởi não và mắt ấm hơn so với nhiệt độ nước biển nơi chúng sống. Theo tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Nga… thì loài cá này có tên là cá mặt trăng, trong khi tên tiếng Anh là “ocean sunfish” nghĩa là cá mặt trời đại dương/cá Thái dương. Chúng được đặt tên là cá mặt trời bởi người ta tin chúng tắm nắng trên mặt biển vì thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước.
Cá mái chèo
- Tên khoa học: Regalecus glesne
- Chiều dài: Trung bình khoảng 17 m
- Nặng: 270kg
Cá mái chèo (tên dịch từ tiếng Anh) hoặc cá đai vua (tên đặt trong từ điển theo tên Latin). Là một loài cá thuộc họ Regalecidae. Nó là loài phân bố toàn cầu, bao gồm cả hai vùng cực là Nam cực và Bắc cực. Cá mái chèo là loài cá xương dài nhất. Hình dạng của nó như sợi ruy băng, hẹp chiều ngang, với vây lưng dọc theo toàn bộ chiều dài, vây ngực lùn mập, vây chậu hình chéo dài. Màu sắc của nó là màu bạc với những mảng đen và vây của nó có màu đỏ. Được biết cá mái chèo là loại đẻ trứng. Chúng sinh sản từ tháng bảy đến tháng mười hai. Kích thước trứng rơi vào khoảng 2,5 mm và nổi gần bề mặt cho đến khi nở. Trong thời gian này ta có thể quan sát âu trùng của cá ngay gần bề mặt nước. Chúng được cho là loài cá sống đơn độc khi đạt tuổi trưởng thành.