Kinh nghiệm nuôi cá cảnh dành cho người mới

Nuôi cá cảnh là một quá trình dài, không phải một sớm một chiều mà bạn có thể có được thành quả luôn. Để bể cá khỏe mạnh, lên màu đẹp, môi trường nước trong bể cân đối thì người chơi cá phải chăm chút ở rất nhiều công đoạn. Từ việc thiết kế bể cá cảnh, chọn giống cá phù hợp cho tới việc cho cá ăn, thay nước hàng ngày đều cần người nuôi cá hết sức chú ý và làm đúng kỹ thuật. Do vậy kinh nghiệm nuôi cá cảnh là hết sức cần thiết.

cách nuôi cá koi mau lớn

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh dành cho người mới

Chọn bể cá phù hợp

bể cá dấu keo

Đây là việc đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu quá trình nuôi cá. Để lựa chọn bể cá phù hợp thì bạn cần chú ý tới những yếu tố dưới đây:

Lựa chọn hình dáng bể cá phù hợp với không gian xung quanh: Bạn cần xem xét kỹ khu vực đặt bể cá, và thử hình dung trong đầu xem nên lựa chọn hình dáng bể cá như thề nào cho hợp với cảnh quan xung quanh nhé.

Chọn bể cá cảnh đúc hay bể cá dán keo: Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người mới chơi cá cảnh. Bể cá cảnh đúc nhìn bể ngoài sẽ đẹp hơn bể cá dán keo. Mặc dù vậy chúng lại chỉ có những kích thước nhất định do nhà sản xuất làm ra. Còn đối với bể cá dán keo thì bạn có thể tự làm bể cá bằng kính với kích thước, hình dáng ưng ý. Do vậy bể nào cũng tốt còn lựa chọn là do bạn.

Kích thước bể cá thể nào là hợp lý?

  • Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta (cá xiêm rồng), cá sặc gấm… thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm.
  • Với kích thước bể cá cá cảnh trung bình như hồng két, tài phát… thì bể 90cm kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm là hợp.
  • Với các loài có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến… thì bể 120cm với kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm là thích hợp nhất.

Lưu ý tới số lượng cá trong bể

  • Bể cá cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải.
  • Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẩn.
  • Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp.

Lựa chọn loài cá thích hợp

Không phải cứ thấy loại cá nào đẹp là bạn mua về nuôi đâu nhé. Bạn cần phải lựa chọn giống cá vừa đẹp, vừa phù hợp với sức nuôi của mình (sẽ có những giống cá cảnh dễ nuôi và khó nuôi). Dưới đây sẽ là một số loài cá dễ nuôi dành cho người mới, bạn đọc tham khảo nhé:

Cá vàng: Cá vàng là một loại cá đẹp, rất dễ nuôi và cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Chúng là loài cá có rất nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên giống cá vàng 3 đuôi thì luôn được ưa chuộng nhất.

Người mệnh kim có nên nuôi cá cảnh không

Cá phượng hoàng: Cá phượng thuộc họ chili có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi. Chúng có họ hàng với các loại cá cảnh phổ biến khác như: Cá ông tiên, Cá dĩa… Cá sinh sống tại một số con sông ở Nam Mỹ, với vẻ đẹp cuốn hút, ngày nay chúng đã được nhân giống và nuôi làm cảnh ở nhiều quốc gia tại khắp các châu lục trong đó có Việt Nam. 

cá phượng hoàng

Cá Betta: Cá betta là loại cá có nguồn gốc từ Thái Lan, Ma Lai và Campuchia. Đây là loài cá nhỏ có kích thước chỉ từ 6-8cm. Với bộ đuôi xòe ra giống như váy. Màu sắc chúng cũng rất đa dạng và sặc sỡ.

cá betta

Cá hồng két: Cá Hồng két khá dễ nuôi, chúng có sức đề kháng tốt ít bệnh tật, dễ thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Cá cũng rất thích hợp với các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, giun tôm…

Các loại cá cảnh dễ sinh sản

Xử lý các loại nước nuôi cá

xử lý nước nuôi cá

Nước có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với các loại cá cảnh. Đã có rất nhiều người mới nuôi cá cảnh đã không chú ý tới chất lượng nguồn nước và lầm tưởng nước sạch là cá khỏe mạnh. Dẫn đến tình trạng cá bị bệnh hoặc chết, do vậy bạn cần chú ý xử lý các loại nước thường dùng để nuôi cá như sau:

Nước máy: Đây là loại nước thường được sử dụng trong các khu vực thành phố. Tuy nhiên nếu bạn thay trực tiếp nước này vào bể thì tỷ lệ cá chết có thể lên tới 95% đấy. Cần phải xử lý nước kỹ càng trước khi sử dụng cho cá:

Cách 1: Bạn để nước trong chậu, bồn không đậy nắp khoảng 1 ngày để nước bốc hết khí clo đi. Ngoài ra nếu muốn xử lý nước nhanh hơn thì bạn nên để các dụng cụ chứa nước ở nơi thoáng mát, kết hợp với máy xủi oxy.

Cách 2: Nếu thực sự cần nước gấp, bạn có thể sử dụng các dung dịch khử clo trong nước. Chúng được bán rất nhiều ở các cửa hàng cá cảnh. Tuy nhiên không nên lạm dụng cách này do về lâu về dài sẽ có hại cho cá.

dung dịch xử lý nước

Nước giếng: Ở các khu vực nông thôn hầu như gia đình nào cũng sử dụng nước giếng để sinh hoạt. Bạn cũng cần xử lý kỹ loại nước này do thường nước có độ pH khá thấp:

Bạn nên chuẩn bị một bể chứa lớn, sau đó sử dụng một bộ lọc Oxy công suất lớn. Tiến hành chạy máy khoảng 24h để tăng lượng Oxy và độ pH trong nước. Ngoài ra đối với một số khu vực nước giếng bị nhiễm phèn thì bạn nên bỏ than hoạt tính vào trong bể. Số lượng than cần chiếm khoảng 1/3 số thể tích nước.

Nước giếng khoan: Loại nước này cũng có thể nuôi cá cảnh. Tuy nhiên vẫn cần xử lý tăng độ pH và lượng Oxy trong nước giống như nước giếng bình thường.

Nước mưa: Nước mưa rất mát, có thể sử dụng vào mùa hè sẽ kích thích cá bơi lội. Tuy nhiên bạn nên hạn chế sử dụng nước mưa do 3 yếu tố sau đây:

  • Độ pH và kH thấp
  • Nước mưa sẽ rất nhanh khiến hồ cá có tảo hoặc rêu xanh
  • Nước mưa ở các thành phố lớn sẽ chứa nhiều thành phần độc hại

Hướng dẫn thay nước cho bể cá

Cách xử lý nước hồ cá bị xanh

Tùy từng loại cá và sự hiệu quả của bộ lọc bạn sẽ quyết định khoảng thời gian bạn thay nước. Đối với một số loại cá lớn thải nhiều chất hữu cơ như: Cá rồng, cá la hán, cá hồng két… Khoảng 3 đến 4 ngày là bạn nên thay nước cho cá 1 lần. Còn đối với các loại cá bé như: Cá bảy màu cá vàng, cá betta… Thì từ 5 đến 7 ngày 1 lần. Mỗi lần thay bạn nên kết hợp vệ sinh bể cá. Cũng cần chú ý không nên vệ sinh bể quá sạch và thay nước thì nên để lại từ 20-30% lượng nước cũ trong bể nhé.

Cho cá cảnh ăn

cho cá cảnh ăn

Cho cá cảnh ăn sẽ là công việc hàng ngày người nuôi cá cảnh phải làm, sẽ tùy từng loài cá sẽ có loại thức ăn nhất định cho chúng. Để cho cá ăn hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh.
  • Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như: trùng huyết, tôm đông lạnh…
  • Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường.

Chú ý tới ánh sáng, nhiệt độ, oxy cho cá

bể cá cảnh đẹp

Ánh sáng: Bạn cần đặt bể cá ở khu vực thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp rọi vào bể. Không nên để cá ở trong các khu vực tối, bí khí lâu ngày sẽ khiến cá bị bệnh. Ngoài ra tùy từng loài cá, bạn cần sử dụng các loại đèn led cho chúng. Thông thường bạn sẽ phải bật đèn ban ngày (dưới 8 tiếng) và bạn đêm nên tắt cho cá nghỉ ngơi.

Nhiệt độ: Tùy từng giống cá sẽ cần tới nhiệt độ đạp ứng khác nhau. Tuy nhiên thông thường bạn nên duy trì nhiệt độ trong bể từ 25-28 độ C. Nếu khí hậu có mùa đông như ngoài bắc thì cần trang bị các loại máy sưởi cho cá.

Oxy: Có một số loại cá cảnh bắt buộc bạn phải bổ sung Oxy trong nước. Cần bật máy 24/24h thì cá mới sống được.

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi cá cảnh giúp người mới dễ dàng hơn trong quá trình chơi cá. Mong răng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều hơn những kiến thức bổ ích về cá cảnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *