Hướng dẫn cách làm bể cá thủy sinh đẹp cho người mới chơi

1/ Bể cá thủy sinh là gì?

Bể cá thủy sinh là một loại bể cá được làm từ kính được thiết kế ra dùng để nuôi trồng cá cảnh. Trong bể cá thủy sinh thường có hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, cùng các loại thực vật có thể sống trong nước như cây, cỏ, rong, rêu, dương sĩ sống ở những vùng ngập nước quanh năm.

bể cá thủy sinh 2

2/ Các bước làm bể cá thủy sinh từ A – Z cho người mới bắt đầu – Bể cá Hoàng Gia

Để làm bể cá thủy sinh, bạn làm theo các hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tham khảo các mẫu bể cá thủy sinh và định hướng phong cách cho bể
Bể cá thủy sinh rất đa dạng, nếu bạn là người lần đầu tiên làm bể cá thủy sinh thì hãy tham khảo một số bể cá trên mạng để có ý tưởng cho riêng mình.

bể cá thủy sinh 3

Bước 2: Chọn không gian, chủng loại và kích thước để đặt bể cá thủy sinh phù hợp
Tùy thuộc vào nơi bạn muốn đặt bể cá thủy sinh mà lựa chọn kích thước bể thích hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn đặt bể cá trên bàn làm việc thì nên lựa chọn các loại bình tròn hay bình thủy tinh mini. Các loại bình này yêu cầu phải có kích thước để tay vào hoặc vợt bắt cá có thể lọt vào được.
bể cá thủy sinh 5
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu để làm bể cá thủy sinh tại nhà
Thiết bị, nguyên vật liệu để làm bể cá thủy sinh bạn có thể mua ở cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị làm bể. Hãy tham khảo thật kỹ, trước khi lựa chọn dụng để trong quá trình làm bể có thể đảm bảo an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật.
Bước 4: Tìm mua hoặc tự dán hồ kính làm bể
Bước 5: Làm phân nền
Khi bạn mới bắt đầu, nên chọn các loại cây thủy sinh dễ sống. Hãy tham khảo tư vấn của người bán phân nền để có thể bố trí bể thủy sinh tốt nhất. Bởi với mỗi loại phân nền khác nhau thì sẽ có cách làm nền theo cách riêng biệt.
Bước 6: Lắp đặt thiết bị và trang trí
Bạn có thể trang trí thêm bằng đá, sỏi, để cho bể cá thủy sinh của mình sinh động hơn. Một lưu ý cho bạn khi chơi bể cá thủy sinh là cần cho hệ thống lọc chạy 24/24 để tạo môi trường sinh sống tốt nhất cho hệ thực vật, động vật trong bể.

3/ Các yếu tố quan trọng khi làm bể cá thủy sinh

Khi làm bể cá thủy sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

3.1/ Chân tủ đặt bể cá

Sau khi bạn đã xác định được kích thước của bể cá thì bạn cần phải chuẩn bị thêm chân tủ để đặt bể cá. Việc này sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm sóc bể cũng như đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ cho bể. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chân tủ để đặt bể cá thủy sinh, tùy vào sở thích bạn có thể lựa chọn chân sắt 4, chân sắt ốp gỗ cao su bên ngoài, chân sắt ốp sắt hay alu giả gỗ, tủ gỗ ván ép hay tủ gỗ cao su,….

chân sắt bể cá thủy sinh

3.2/ Thiết bị lọc nước

Bộ lọc nước là thiết bị không thể thiết của bể cá thủy sinh. Nó có nhiệm vụ giúp cho nước trong bể trong hơn, tạo môi trường sống cho các sinh vật có trong bể. Trên thị trường có 3 loại lọc nước chính là: Lọc treo trên thành hồ, lọc vách trong hồ và lọc thùng ngoài. Trong đó loại lọc thùng ngoài được đa số người chơi bể cá thủy sinh lựa chọn bởi nó đem đến hiệu quả và tính thẩm mỹ cao.

thiết bị lọc bể cá thủy sinh

Đa số, khi bạn đi mua thiết bị lọc nước sẽ được nhân viên của cửa hàng tư vấn để lựa chọn được loại lọc phù hợp nhất. Thông thường, bạn nên lựa chọn bộ lọc có máy bơm với liều lượng x3 hay x5 lần số lít trong hồ của bạn. Sau khi lắp đặt bộ lọc cho bể xong, bạn luôn phải để nó chạy 24/24 nhé.

3.3/ Đèn chiếu sáng cho bể

Đèn chiếu sáng là dụng cụ không thể thiếu trong bể cá thủy sinh. Bạn có thể lựa chọn các loại đèn như: đèn huỳnh quang t8, t5, đèn LED, đèn cao áp metal…. cho bể cá của mình. Với những bạn mới chơi, có thể lựa chọn: đèn t8 jebo chế, đèn odysea T5HO, đèn t5 Aquazonic, đèn Led Dee, Led Aquablue, Led Chirious… cũng rất phù hợp.
Bạn không nên quá lạm dụng đèn chiếu sáng, bởi nó sẽ khiến bạn khó có thể quản lý nước, khí CO2 và rêu hại cho bể. Về thời gian chiếu sáng, bạn nên phỏng theo ánh sáng tự nhiên, thường từ 8 đến 10 tiếng / 1 ngày. Tùy vào hiện trạng các loại cây trong bể bạn có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10-30cm..

3.4/ Phân nền bể thủy sinh

Một yếu tố không thể bỏ qua cho bể thủy sinh đó là phân nền. Phân nền có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước, các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds…có trong bể cá thủy sinh. Phân nền dành cho bể thủy sinh có 2 loại:
– Nền trộn bao gồm đất, bùn, đất sét trộn chung với nhau: Loại nền này rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, bạn cần phải có kinh nghiệm quản lý cũng như bố trí nền. Nếu bạn muốn chơi loại nền này, thì bể cá của bạn cần phải được phủ ở trên nền 1 lớp sỏi dày 3 cm trở lên để đảm bảo vệ sinh cho bể.
– Nền công nghiệp: Nếu bạn là người mới chơi bể cá thủy sinh thì bạn nên lựa chọn loại nền công nghiệp được bán rất nhiều tại các cửa hàng chuyên dụng. Mặc dù giá thành sẽ cao hơn nền trộn, nhưng nó lại đảm bảo hồ sạch sẽ, không sợ bị xì. Khi sử dụng nền công nghiệp bạn phải lót thêm lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy hồ. Nếu bạn sử dụng nền hợp lý, thì tuổi thọ của nền trộn hoặc công nghiệp chất lượng lên đến trên dưới 3 năm.

phân nền bể cá thủy sinh

3.5/ Thiết bị cung cấp khí CO2

Cũng như hệ thực vật trong tự nhiên, cây thủy sinh cần CO2 để quang hợp, bởi vậy, bạn cần có thiết bị cung cấp CO2 cho bể thủy sinh. Khi mua bình CO2, bạn không nên lựa chọn bình cũ, rỉ sét và đặc biệt không được để trong phòng kín, phòng ngủ. Lúc mua kèm với bình, bạn nên mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn CO2. Sử dụng quá nhiều CO2 cho bể sẽ gây chết cá tép, bởi vậy bạn nên cẩn thận khi sử dụng.

3.6/ Bố cục hồ thủy sinh

Về bố cục hồ thủy sinh, bạn nên tham khảo cách bố trí của các hồ thủy sinh có trên mạng hoặc qua ý kiến của bạn bè. Để cho hồ thêm sinh động, bạn có thể cho thêm những nhánh cây, gỗ chết mình hoặc đá thủy sinh vào bể.

bình co2 bể cá thủy sinh

3.7/ Các loại cây thủy sinh

Bạn nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng, độ khó thấp. Ví dụ như: Trân Châu Nhật, Cỏ Ngưu Mao Chiên, Trân Châu Ngọc Trai, Hồng liễu, Blyxia Nhật, Ngưu mao chiên, La hán đỏ, Hẹ nước, La Hán xanh, Ngô Công Thảo, Cỏ thìa,….

cây thủy sinh 1 cây thủy sinh

3.8/ Một số thiết bị khác: timer, quạt, twinstars, sục oxi, lọc bio, nhiệt kế, lọc váng,…

– Timer: Cài đặt thời gian tự bật tắt đèn,co2…Có 2 loại timer: timer cơ và timer điện tử.

thiết bị cài đặt giờ bể cá thủy sinh

– Vào những hôm trời nóng bức, thì một chiếc quạt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh nhiệt độ của nước.
– Bộ ức chế rêu hại twinstars: twinstars chỉ đem lại hiệu quả với hồ vừa set. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép bạn cũng không nên sử dụng.
– Sủi oxi và lọc bio: nếu hồ của bạn có thêm tép thì nên sử dụng.

bình xủi oxy bể cá thủy sinh

– Lọc váng: lọc dầu váng lên mặt hồ.

lọc váng bể thủy sinh

– Nhiệt kế: để kiểm tra nhiệt độ của hồ.

4/ Hướng dẫn làm phân nền cho hồ cá thủy sinh Hoàng Gia

Nếu bạn chưa biết hoặc đang tìm hiểu cách làm phân nền cho hồ cá thủy sinh, hãy thực hiện làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho nền trộn vào đáy hồ: Nếu bể thủy sinh nhà bạn chỉ nuôi cá, thì bạn không cần thiết phải có phân nền cho hồ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng thêm cây thủy sinh thì phải có thêm phân nền. Để có phân nền, bạn có thể ra các cửa hàng chuyên dụng lựa chọn phân nền công nghiệp hoặc mua một chai phân nước, mỗi tuần chỉ cần nhỏ 1-2 giọt vào bể thủy sinh là cây và cá đều sống khỏe.
Bước 2: Dùng tay hay dụng cụ ép nền xuống đáy hồ.
Bước 3: Để tránh tình trạng bể bị xì nền khi bạn dọn dẹp cây trong bể thì cần cho sỏi, cát phía trên nền trộn tối thiểu 3 – 5 cm. Bạn nên lựa chọn các loại sỏi to cỡ hại đậu, không quá mịn vừa có thể tái sử dụng được
Bước 4: Trồng một ít cây thủy sinh vào bể: Để có cây thủy sinh bạn có thể đến cửa hàng chuyên về thủy sinh để lựa chọn.
Bước 5: Cho nước vào bể với cường độ chạy nhẹ tránh làm xáo trộn nền.
Bước 6: Bạn cũng có thể lựa chọn bèo tấm hoặc các loại rong thông dụng thay cho các loại cây thủy sinh. Các loại rong này có tác dụng tất tốt trong việc làm trong nước và làm thức ăn cho cá.
Bước 7: Ánh sáng: Về ánh sáng, bạn có thể tận dụng trực tiếp ánh sáng mặt trời. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo thì bạn nên để thời gian chiếu sáng giống như ánh sáng tự nhiên. Thương là 8 -10 tiếng mỗi ngày.
Bước 8: Thả cá: Nếu nước trong bình là nước máy, thì sau khoảng 2 ngày bạn hãy thả cá vào. Với nền công nghiệp, thì phải sau 1-2 tuần thì bạn mới được thả cá vào. Để cho cá có môi trường sinh trưởng tốt, không bị chết, thfi mỗi tuần phải thay 50% nước để giảm NO3.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách làm bể cá thủy sinh mà bể cá Hoàng Gia muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *