Bể thuỷ sinh nên nuôi cá gì?

Khi bạn bắt đầu bước vào chơi bể nuôi cá cảnh. Những bể thủy sinh sẽ khiến bạn có một câu hỏi trong đầu là: “Bể thủy sinh nên nuôi cá gì ?”

Theo tự nhiên, loại bể này được trang trí bằng các cây thực vật. Lẽ tất nhiên là chúng ta có thể nuôi mọi loại cá. Nhưng có những loài khi thả vào sẽ làm nát và hỏng hệ thủy sinh. Hoặc những cây trồng bên trong khiến cá không được thoải mái bởi kích thước cá lớn…

Do vậy, để làm đẹp nhất cho bể dạng này và thời gian chơi được lâu dài. Chúng ta cần tìm những giống cá phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những loài cá nào nhé!

bể thủy sinh nên nuôi cá gì

Bể thủy sinh nên nuôi cá gì?

Theo các chuyên gia về bể và cá. Cùng những người chơi sành sỏi – lâu năm. Bể làm thảm thủy sinh bên trong thường rất hợp với các loại cá có tập tục sống như sau:

Cá thủy sinh bơi theo đàn

Đó là những giống cá nhỏ nhắn và tập trung theo đàn đi bơi lẫn khi kiếm ăn. Kết hợp ba yếu tố gồm:

  • Bể nuôi giống như đại dương thu nhỏ
  • Hệ thủy sinh giống thảm thực vật tự nhiên thu nhỏ
  • Cá nhỏ theo đàn

Nó sẽ cho người nhìn cảm giác như một hồ cá lớn thu nhỏ. Hay như đại dương nhìn từ xa vậy.

Đường đi uốn lượn, nối đuôi nhau của đàn cá cảnh còn khiến khung cảnh trở lên mềm mại hơn rất nhiều. Nó giúp cho bạn nhìn nó mỗi lúc một vẻ đẹp mà không giống nhau ở bất kỳ khoảnh khắc nào cả. Thú vui giết thời gian của bạn được đẩy lên cao. Trong những loại cá sống theo đàn này có thể được đọc tên gồm:

cá neon

Đàn cá neon đẹp mắt

cá thần tiên

Cá thần tiên

cá chim cánh cụt

Cá chim cánh cụt

Giống cá congo tetra

Giống cá congo tetra

Tìm hiểu thêm: Các loại cá vàng

Cá nuôi theo cặp

Ngoài những nhóm cá nuôi theo đàn ra. Bể nuôi trồng thủy sinh cũng nên nuôi 1 đến 2 đôi cá có kích thước lớn hơn một chút. Nên chọn loại có màu bắt mắt. Bởi đây sẽ là loài cá có điểm nhấn cố định trong không gian bể cá. Nó thường là loài năng động.

Với nhóm này. Chúng tôi có đề xuất một vài giống dưới đây:

cá càu vồng thạch mỹ

Loài cầu vồng Thạch Mỹ

cá hỏa tiễn

Cá hỏa tiễn

cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng

Cá sống tầng đáy

Nếu trong nhóm câu trả lời cho câu hỏi bể thủy sinh nên nuôi cá gì? Mà không nhắc đến nhóm cá sống tầng đáy này thì vô cùng thiếu sót.

Đặc tính của những loài này chính là khả năng ăn thức ăn lưu dưới tầng đáy. Nó có thể là các loài động vật sống dưới nền đất, côn trùng, thức ăn thừa của các loài lớp trên ăn chưa hết… Nhờ đó, lớp đáy bể của bạn luôn sạch sẽ hơn mà cũng không thấy trống trải do không có loài nào thường xuyên trú ngụ. Bạn có thể tham khảo một số loài sau đây:

Các loại cá ăn rêu

Cá lau kính

cá chuột

Cá chuột mỹ

Tham khảo: Các loại cá ăn rêu phổ biến nhất

Lưu ý: Một số loài cá không nên nuôi trong bể thủy sinh

Khi xác định được bể thủy sinh nên nuôi cá gì như ở trên rồi. Bạn sẽ nhận thấy một đặc điểm chung là những loài cá đó thường hiền, ít cắn lẫn nhau. Chúng có thể dung hòa sống cũng trong một lãnh thổ mà không có sự “va chạm về thể xác”.

Do vậy, bạn nên tránh với các loài cá dưới đây:

Cá hồng nhung

Cá Hồng Nhung có 2 loại là đuôi ngắn và đuôi dài. Giá của chúng cũng rất rẻ. Chỉ từ 3000đ đến 5000đ/ con. Chúng sống theo đàn và có đặc tính hay rỉa vây các loại cá khác.

cá hồng nhung

Nếu bạn nuôi chúng với các loại cá mà chúng tôi kể ở trên. Chỉ sau thời gian ngắn bạn sẽ nhìn các con cá khác sơ xác. Mất đi vẻ đẹp vốn có của chúng. Nhất là những loài cá có vẻ đẹp ở đuôi thì hầu như không còn gì nữa. Do vậy bạn cần lưu ý về việc nuôi cá Hồng Nhung.

Nếu nuôi chúng trong bể thủy sinh thì chỉ nên nuôi riêng chúng mà thôi.

Cá nana

Giống cá Nana có đặc điểm rất dữ dằn. Chúng bảo vệ lãnh thổ một cách bất chấp. Do vậy, không chỉ rỉa vây các loài cá khác khiến nó mất đi nét đẹp. Nó sẽ cứ làm vậy đến khi con cá kia chết đi mới thôi.

cá nana

Với bầy đàn từ 5 con trở lên. Cá nana sẽ là ác mộng của các loài cá khác từ to đến nhỏ. Chúng còn có khả năng bơi rất nhanh nên tránh được mọi mục tiêu trả thù của loài khác. Thật khó xử lý với loài cá này nếu nuôi chung với giống khác.

Bạn nên nuôi chúng vào loại bể cá cảnh để bàn thì hợp hơn.

Cá Xecan

Cũng giống hai loài cá trên. Nó cũng có đặc tính rỉa vây các loại cá khác. Tuy nhiên, nó không chỉ riêng với các đối thủ nhỏ con hơn mình. Nó còn rỉa cả các con cá lớn. Do vậy, không chỉ nguyên tại các bể thủy sinh không. Các bể nuôi cá rồng, cá lớn cũng không nên nuôi chung Xecan vào.

cá xe can

Thêm lựa chọn các loại ốc trong bể thủy sinh

Ốc để thả trong bể thủy sinh có vô số loài, kích thước cũng như màu sắc đa dạng. Bài viết này sẽ liệt kê giúp bạn các loài ốc trong bể thủy sinh, toàn là những loài hiền lành, và dễ nuôi thôi.

Ốc Nerita Châu Á

Đây là loài ốc khá phổ biến, được người chơi thủy sinh sử dụng hiện nay. Loài ốc này vốn dĩ khá hiền lành, nhưng lại có nhiều màu sắc cũng như kích thước khác nhau. Nói đến hiền lành, thì chắc bạn cũng đoán được là chúng khá dễ nuôi đúng không? Thức ăn chủ yếu là các loại rêu, tảo,.. bám trên đá, lũa.. Loại ốc này có thể nuôi chung với nhiều loại cá nhỏ khác nhau.

Các loại ốc trong bể thủy sinh

Chính nhờ đặc tính ăn rêu, tảo của chúng. Khi nước hồ cá bị xanh, không biết chúng có khắc phục được không nhỉ?

Tuy nhiên, loài ốc này lại khá kỳ lạ ở chỗ. Một là chúng sẽ bò ra ngoài, nếu những hồ nước có mực nước cao, gần miệng hồ. Hoặc chui tọt xuống đất nền =)) Kỳ cục ghê.

Ốc ăn ốc (Ốc chùi kiếng)

Là một loài ốc khá phổ biến trong các loại ốc trong bể thủy sinh. Loài ốc này cũng khá kỳ cục, khi mà mới nghe tên thôi. Đã đoán được rồi đúng không? Chúng có thể ăn các loài ốc có hại ở trong hồ, kể cả những con ốc có kích thước lớn hơn.

Các loại ốc trong bể thủy sinh

Nếu nuôi chúng, chúng sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ các loài ốc có hại. Nhưng đổi lại, chúng sẽ dành ăn với cá nuôi chung trong hồ. *Anh bạn này ăn tham ghê*

Ốc táo vàng nhiệt đới

Các loại ốc trong bể thủy sinh

Đây cũng là một trong các loài ốc trong bể thủy sinh. Nó có kích thước khá lớn, khoảng 6-7cm khi trưởng thành. Thích ăn các loại rong, rêu, lá cây thủy sinh bị úa. Chỉ khi thiếu thức ăn, chúng mới chuyển qua ăn những lá cây xanh tươi.

Ốc Sulawesi

Các loại ốc trong bể thủy sinh

Bể cá Hoàng Gia muốn giới thiệu đến bạn. Đó là ốc Sulawesi – thuộc chi Tylomelania. Có khá nhiều hình dạng, hoa văn, và màu sắc khác nhau. Chạy dài từ màu đen, xong lại có màu cam, cho đến vàng đốm. Kích thước khá lớn, lớn nhất trong các loài ốc trong bể thủy sinh.

Với nhiệt độ khoảng 25-30oC, sẽ là nhiệt độ thích hợp để bạn nuôi loài ốc này.

Công dụng của loài ốc trong bể thủy sinh

  • Có thể nói, nếu bạn không có thời gian dọn dẹp, hay thay nước thường xuyên. Thì nuôi ốc trong bể là một giải pháp khá hợp lý.
  • Chưa kể, những chú ốc đẹp mắt giúp cho bể cá của bạn thêm lung linh. Lại còn diệt rêu tảo trong bể.
  • Tuy rằng là có một vài loại tranh giành thức ăn với những chú cá. Nhưng cũng không đáng kể lắm.
  • Ưu điểm cũng có, mà nhược điểm thì cũng không tránh được. Đó là chúng khá chậm chạp, nên việc dọn dẹp vệ sinh đôi khi cũng hơi bị ì ạch một chút =)) Và khi sinh sản, chúng sẽ mất đi sự cân bằng sinh thái trong hồ.

Lưu ý khi nuôi các loại ốc trong bể thủy sinh

Các loại ốc trong bể thủy sinh

  • Chúng rất dễ chăm sóc nhưng nếu bạn bỏ quên, chúng sẽ phát triển tràn ngập bể cá thủy sinh của bạn. Nên đừng quên chúng nhé.
  • Những chú ốc xinh xắn thích ăn rêu tảo bám trên đá thủy sinh, lớp đất nền, kính bể,.. Nên khi sinh sản thì trứng cũng sẽ còn bám trên đá. Cũng không giảm thẩm mỹ, hay khó vệ sinh lắm.
  • Khi nuôi ốc trong bể một thời gian. Hãy bắt ra nuôi ở những nơi có độ kiềm thấp. Còn nếu chúng phát triển quá nhanh, bạn có thể thả cá nóc vàng để diệt bớt ốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *