Top 7 loại đá dùng trang trí bể thủy sinh

Top 7 loại đá dùng trang trí bể thủy sinh

Để có một bể thủy sinh đẹp ngoài việc lựa chọn những chú cá xinh xắn, cây tiền cảnh đẹp thì những loại đá trang trí cũng góp phần không nhỏ, nó giúp tạo nên phong cách riêng cho mỗi bể cá. Vậy những loại đá được dùng để trang trí bể thủy sinh là đá nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hôm nay Hoàng Gia sẽ giúp bạn nhé.

  1. Đá da voi

Đây là loại đá được sử dụng khá nhiều khi thiết kế bể thủy sinh, sở dĩ người ta gọi nó với cái tên đá da voi, cái tên lạ lẫm như thế vì hình dạng bên ngoài của nó nhìn sần sùi và có màu giống da của những con voi. Không những thế, loại đá này cực kỳ dễ sử dụng nhất là trong việc sắp xếp bố cục cho bể thủy sinh và cho cả bể cá Ali nữa. Nhìn những đường sần sùi xuất hiện không theo trật tự nào trên bề mặt của đá ta có thể cảm thấy nó thật nghệ thuật, mang vẻ đẹp tự nhiên làm sao.

Hãy thử tưởng tượng mà xem, những viên đá da voi được sắp xếp 1 cách khéo léo, khoa học trông thật khác lạ, có những khi bạn nhìn thấy nó chỉ đơn thuần đơn giản nhưng cũng khó khi chúng được sắp xếp thành dãy núi hùng vĩ thu nhỏ lại thật sống động, chân thực mà tinh tế. Nói chung đá voi có vẻ đẹp rất riêng, luôn hấp dẫn con mắt người đối diện.

  1. Đá tai mèo

Đá tai mèo có hình dáng tự nhiên nên thời gian gần đây được dân chơi bể cá thủy sinh ưa thích. Đặc biệt kể cả ngâm trong nước thời gian dài thì loại đá này cũng rất ít khi bị lên rêu xanh vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp lúc đầu của nó. Đá tai mèo có độ cứng và độ nặng hơn hẳn những loại đá khác tuy nhiên ưu điểm của nó lại là khả năng chịu đựng dưới nước lâu dài, giữ nguyên được nét đẹp chứ không dễ bị bong tróc như đá trầm tích.

Khi trang trí đá tai mèo trong bể thủy sinh bạn nên để ý một chút đến số lượng của nó vì đá khá nặng nếu bị đổ, rơi có thể sẽ ảnh hưởng đến kết cấu cũng như độ an toàn.

  1. Đá Tiger

Đây là loại đá được nước ta nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc vì thế để mua được loại đá này bạn sẽ phải mất khoảng chi phí nhiều hơn gấp 4-5 lần loại đá khác, bạn không thể mua chúng ở những cửa hàng thông thường mà phải đến cửa hàng chuyên nhập liệu thì mới có được. Loại đá có giá thành đắt đỏ nhưng về mặt trang trí họa tiết thì nó lại đứng đầu, chắc chắn khi nhìn thấy bể thủy sinh được trang hoàng bằng loại đá Tiger này bạn sẽ phải thốt lên bởi sự tuyệt tác mà nó đem lại, những vách đá dựng đứng, cheo leo nhìn mới thích mắt làm sao.

  1. Đá sỏi cuội

Đây là loại vật liệu trang trí bể thủy sinh mà ta dễ gặp nhất, nó rất phổ biến mà dường như ai cũng biết đến nó. Nó có ưu điểm là khá đẹp, lại có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau cho bạn lựa chọn. Đá sỏi cuội là loại đá tự nhiên không dựa vào tác động của máy móc vì thế nó mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, khi chúng ta trang trí trong bể thủy sinh sẽ cảm thấy không gian bình yên nhất.

  1. Đá trầm tích

Đây là loại đá được hình thành bởi thể địa chất trên bề mặt trái đất, do tích tụ nhiều và biến đổi theo phương thức cơ lý và hóa học. Đá trầm tích có 3 loại đó là đá trầm tích cơ học, hóa học và hữu cơ. Khi sử dụng để trang trí bể cá thủy sinh người ta thường sử dụng đá trầm tích để tạo sự mộc mạc, mới lạ cho không gian thêm sinh động hơn. Tuy nhiên nhược điểm chính của loại cá này chính là không bền khi đặt trong nước, nó dễ bị vỡ lở làm ảnh hưởng đến tiểu cảnh hình thái ban đầu.

  1. Đá phan thiết

Đây là một loại đá nhẹ được sử dụng khá nhiều trong những bể cá thủy sinh, nếu nhìn về hình dáng bạn có thể thấy được nó có cấu tạo khá mới lạ, những đường nét, hình dáng trên đó rất độc đáo. Khi chúng được khéo léo ghép lại với nhau sẽ tại nên tiểu cảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt loại đá phan thiết này khá nhẹ nên ta có thể sử dụng với số lượng lớn mà không sợ bị ảnh hưởng đến độ an toàn.

  1. Đá xanh

Đá xanh là loại đá tự nhiên nó khá cứng đặc biệt chống mài mòn cực kỳ tốt vì thế nếu để lâu trong nước cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, bạn không mất thời gian bảo dưỡng. Loại đá này xuất hiện khá nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, đá có góc cạnh đặc biệt dễ dàng sắp xếp tạo bố cục trang trí vì thế rất thích hợp cho thiết kế bể cá thủy sinh cũng như công trình tiểu cảnh.

Các phong cách xếp đá phổ biến hiện nay

Bạn đã từng nghĩ mình sẽ tự xếp cảnh non núi trong hồ cá của mình ở nhà? Nếu bạn biết về cách xếp đá trong hồ thủy sinh sau đây. Chúng tôi tin bạn cũng có thể tạo ra kiệt tác. Chỉ cần kết hợp các bước làm hồ thủy sinh với làm khung cứng này thôi. Bạn sẽ chắc chắn mang đến không gian đẹp cho ngôi nhà mình. Cũng cần có chút khéo tay nữa đấy bạn nhé!

Cách xếp đá trong hồ thủy sinh kiểu Iwagumi

Với cách xếp đá cuội hoặc các loại đá tự nhiên khác vào hồ theo dạng Iwagumi. Nó sẽ có nguyên tắc nhất định trong loại đá, kích cỡ đá được lựa chọn. Và thường được tuân thủ theo một số quy tắc sau.

Cách xếp đá trong hồ thủy sinh

1/ Số lượng đá, tên của đá và kích cỡ

Oyaishi: Đây là viên đá chính và cũng là viên đá lớn nhất trong Iwagumi. Bạn nên chọn viên đá có hình dáng và kích thước phù hợp nhất với bố cục để làm viên đá chính. Oyaishi nên cao khoảng 2/3 chiều cao của bể thủy sinh.

Fukuishi: Đây là viên đá lớn thứ hai trong bể và được xếp cạnh (bên trái hoặc phải) viên đá chính Oyaishi. Chọn đá có cùng vân và chất liệu với viên đá chính để có được sự đồng nhất trong bố cục.

Soeishi: Đây là viên đá nhỏ hơn Fukuishi và cũng được đặt cạnh Oyaishi cùng với Fukuishi. Viên đá này đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh, mở rộng và tạo bố cục vững chắc cho hòn Oyaishi.

Suteishi: Đây là một viên đá nhỏ và chiếm vị trí khiêm tốn trong bố cục Iwagumi, nhiều khi bị che khuất bởi cây cối xung quanh. Sự hiện diện của nó như một điểm nhấn duyên dáng vào bố cục Iwagumi.

bể cá phong cách iwagumi

2/ Cách xếp bể thủy sinh bố cục đá

Đầu tiên, bạn nên hiểu điểm nhấn lớn nhất trong dạng trang trí bể thủy sinh Iwagumi là khối đá Oyaishi. Nó cần đảm bảo đạt đến khoảng chiều cao 2/3 thành bể. Nếu nó thấp hơn, bạn có thể dùng một viên đá mỏng để đẩy cao nó lên. Còn nó cao quá, bạn chôn một phần chân của đá xuống thảm đất nuôi thủy sinh. Các viên đá trang trí nên đặt hơi nghiêng theo chiều xuôi của dòng nước. Cho cảm giác tự nhiên và hợp lý theo thời tiết thực tế. Đá cần đồng bộ, đồng chất và cùng kết cấu.

núi đá phong cách iwagumi

Số lượng đá tổng trong bể luôn đặt ở số lẻ. Khoảng cách mỗi viên đá dù lớn hay nhỏ cũng không nên xa nhau quá, nó cần nhìn có độ tổng thể và liên kết với nhau.

Tham khảo: Các loại cây thủy sinh không cần CO2

Phong cách xếp đá dạng tiên cảnh.

Với cách xếp đá trong hồ thủy sinh dạng tiên cảnh. Nó sẽ cho chúng ta cảm giác như đang lạc vào cõi bồng lai. Và cấu trúc của nó cũng không khác kiểu Iwagumi là mấy. Chỉ nằm ở vị trí của tảng đá lớn lại không nằm ở trung tâm. Nó sẽ được đặt bằng 1 hoặc 2 hòn đá lớn ở sát mép bên cạnh bể. Trả lại không gian giữa cho việc khác.

1/ Bước chuẩn bị

Dựng không gian núi non cố định bên dưới mặt đất với mẫu thoải từ một phía hoặc thoải từ 2 cạnh bể vào chính giữa. Bên dưới thảm cỏ ở giữa chỉ là những viên sỏi cuội hoặc đá dạng nhỏ, mỏng. Nhằm giúp cho không gian không quá loãng và trống trải.

trang trí bể thủy sinh

Chuẩn bị thêm:

  • Đá thả dạng một đầu nhọn một đầu bằng.
  • Dây buộc.
  • Thanh treo hoặc khung nắp bể dạng thanh.

2/ Cách làm:

Sau khi đã làm được khung cảnh cố định bên dưới ở bể cá thủy sinh. Bước tiếp theo là sẽ làm khung cảnh nổi trên mây. Khá đơn giản:

+ Buộc dây dạng vòng tròn treo hoặc có thể khoan lỗ vào giữa tâm của đá treo. Nhớ phần mũi nhọn của đá nằm dưới còn mặt phẳng nằm ở trên.

hồ cá đá treo

+ Kéo dây và buộc hòn đá đầu tiên nằm chính giữa, với độ cao cao nhất và gần với mắt nhìn của chúng ta ở mặt trước nhất.

+ Tiếp đến buộc các viên đá còn lại sao cho khung cảnh phân làm 3 lớp. Độ cao thấp chênh lệch nhau một chút. Và đặc biệt không để viên đá nào bị che lấp khi nhìn trực diện được.

Bể thủy sinh đá Tiger

1/ Đá Tiger là gì?

Đá Tiger là loại đá dạng tổ ong, nó có hình dạng rất giống các loại núi hiểm trở trên thế giới. Nguồn gốc xuất sứ của loại đá này thuộc bên Trung Quốc.

Hầu hết các loại đá này rất dễ để tạo ra phong cảnh trong bể đẹp. Bởi bản thân nó đã là một hình dạng kỳ quái và bắt mắt rồi. Nên dù bạn ghép chúng thành khối hoặc để đơn lẻ vẫn đẹp. Nó lại có rất nhiều kích thước nên bạn thoải mái áp dụng cho cả bể to lẫn bể nhỏ.

hồ cá đá tiger

2/ Cách xếp đá trong hồ thủy sinh cho đá Tiger

Chính loại đá Tiger này cũng rất dễ để sắp xếp tạo thành hình khối. Thế nên nó luôn là sự lựa chọn cho những người mới chơi mà có tài chính tốt.

Tuy giá thành hơi đắt nhưng nó lại giúp bạn tự tạo hình đơn giản. Cách tạo hình bạn có thể tham khảo bằng 2 loại hình sau:

+ Tạo hình bằng xi măng kết dính: Đây là loại tạo hình có từ lâu. Bạn dùng xi măng tinh để dán cố định những khối đá Tiger lại với nhau theo mong muốn và con mắt nhìn của mình.

+ Dùng dây thít nhựa: Nhờ các lỗ trên thân của đá, bạn dễ dàng để buộc dây thít trên thân của đá và cố định chúng với nhau. Nó vừa là điểm cố định đá vừa giúp có điểm tựa buộc các cây thủy sinh vào đó sau này.

hoang mạc

Lưu ý: Bạn vẫn nên tuân thủ theo cách sắp xếp dạng Iwagumi. Bởi nó là một cách sắp xếp chuẩn mực. Nó mang đầy đủ tính nghệ thuật, phong thủy và tự nhiên. Đảm bảo ai xem cũng đều cảm thấy thuận mắt với cách làm bể thủy sinh của bạn.

Các cách xếp đá trong hồ thủy sinh ở trên gần như là những mẫu tiêu biểu hiện nay. Ngoài ra, có một số mẫu phá cách bạn có thể xem qua theo hình ảnh bên dưới.

bể phong cảnh

Bể phong cảnh diện rộng – phối hợp đa dạng từ núi đá đến cây thủy sinh

bể treo avatar

Dạng bể treo Avatar tuyệt đẹp khi thủy sinh đã mọc đủ

hồ thủy sinh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *